Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương có được giữ lại số tiền phí thẩm định thu được để trang trải chi phí không?
- Những hàng hóa nào không được kinh doanh theo phương thức đa cấp?
Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp?
Đối tượng nộp phí thẩm định được quy định tại Điều 2 Thông tư 156/2016/TT-BTC như sau:
Người nộp phí
Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp? (Hình từ Internet)
Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Mức thu phí thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 156/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 74/2022/TT-BTC) như sau:
Mức thu phí
1. Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:
- Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
- Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Như vậy, mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
(20 Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương có được giữ lại số tiền phí thẩm định thu được để trang trải chi phí không?
Việc quản lý và sử dụng phí thẩm định được quy định tại Điều 6 Thông tư 156/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 156/2016/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức thu phí
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) có trách nhiệm thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp Cục Quản lý cạnh tranh được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí.
Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước.
Những hàng hóa nào không được kinh doanh theo phương thức đa cấp?
Những hàng hóa không được kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
a) Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
b) Sản phẩm nội dung thông tin số.
Như vậy, theo quy định, những hàng hóa không được kinh doanh theo phương thức đa cấp bao gồm:
(1) Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
(2) Sản phẩm nội dung thông tin số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?