Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý là bao nhiêu?

Tôi có câu hỏi là mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý là bao nhiêu? Tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có các nghĩa vụ như thế nào? Câu hỏi của anh Đ,N đến từ Bình Thuận.

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý là bao nhiêu?

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2021/TT-BTNMT như sau:

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển 6 hải lý và vùng biển liên vùng
1. Mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển 6 hải lý và vùng biển liên vùng
a) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm: 20.000 đồng/m3;
b) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để làm cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; làm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng hàng hải chuyên dùng, các công trình phụ trợ khác; vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách; vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản; trục vớt hiện vật, khảo cổ: 7.500.000 đồng/ha/năm;
c) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, xây dựng dân dụng và các công trình khác trên biển: 7.500.000 đồng/ha/năm;
d) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện: 7.500.000 đồng/ha/năm;
đ) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá: 7.500.000 đồng/ha/năm;
e) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu và các hoạt động sử dụng khu vực biển khác: 7.500.000 đồng/ha/năm.
2. Đối với những hoạt động chưa có quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 3.000.000 đồng/ha/năm và không cao hơn 7.500.000 đồng/ha/năm.

Như vậy, theo quy định trên thì mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý là 7.500.000 đồng/ha/năm.

khu vực biển nuôi trồng thủy sản

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có những quyền hạn nào?

Tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có những quyền hạn được quy định tại Điều 46 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và quyền sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;
b) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;
c) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không thu tiền sử dụng khu vực biển quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả tiền sử dụng hằng năm có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nếu tiếp tục nuôi trồng thủy sản thì có quyền như tổ chức, cá nhân chuyển nhượng.
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng theo thời hạn giao có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vơi khu vực biển được giao trong thời hạn giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao. Cá nhân được để lại quyền sử dụng khu vực biển được giao cho người thừa kế trong thời hạn giao theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê quyền sử dụng khu vực biển và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển trong thời hạn được giao. Việc cho thuê chỉ được thực hiện khi khu vực biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê phải sử dụng khu vực biển đó đúng mục đích.
5. Chính phủ quy định việc trả lại khu vực biển, thế chấp quyền sử dụng khu vực biển; việc cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam; việc tổ chức, cá nhân Việt Nam cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản; quyền của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển, được thuê, nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản; việc bồi thường khi bị thu hồi khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh.

Theo đó, tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có những quyền hạn được quy định như trên.

Tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có các nghĩa vụ như thế nào?

Tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 47 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trong vùng biển 6 hải lý có các nghĩa vụ sau:

- Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;

- Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Khu vực biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hộ gia đình hết thời hạn được giao khu vực biển có được gia hạn tiếp theo quy định mới nhất không?
Pháp luật
Kinh phí cho nhiệm vụ giao khu vực biển được bố trí từ đâu? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quyết định giao khu vực biển?
Pháp luật
Ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý là gì? Tần xuất rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý?
Pháp luật
Khu vực biển xác định để lấn biển đã có trong quy hoạch tỉnh nhưng chưa có trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi khu vực biển thì tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có được bồi thường hay không?
Pháp luật
Tổ chức được giao khu vực biển nằm trong vùng biển 06 hải lý hủy hoại môi trường biển thì có bị thu hồi khu vực biển không?
Pháp luật
Tổ chức sử dụng khu vực biển nằm trong vùng biển 03 hải lý gây ô nhiễm môi trường biển thì có bị thu hồi khu vực biển không?
Pháp luật
Khu vực biển liên vùng là gì? Ai có thẩm quyền giao khu vực biển liên vùng cho tổ chức để thực hiện dự án đầu tư?
Pháp luật
Vùng biển 03 hải lý là gì? Ai có thẩm quyền giao khu vực biển nằm trong vùng biển 03 hải lý để nuôi trồng thủy sản?
Pháp luật
Vùng biển 06 hải lý là gì? Ai có thẩm quyền giao khu vực biển nằm trong vùng biển 06 hải lý cho tổ chức khai thác?
Pháp luật
Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để làm cảng biển trong vùng biển 6 hải lý là bao nhiêu? Tổ chức được giao khu vực biển có quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu vực biển
628 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu vực biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khu vực biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào