Mục tiêu của hoạt động khuyến công là gì? Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công bao gồm những kinh phí nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hoạt động khuyến công. Cho tôi hỏi mục tiêu của hoạt động khuyến công là gì? Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công bao gồm những kinh phí nào? Câu hỏi của chị Thanh Phương ở Đồng Nai.

Mục tiêu của hoạt động khuyến công là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về mục tiêu của hoạt động khuyến công như sau:

Mục tiêu của hoạt động khuyến công
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
2. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
3. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
4. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, mục tiêu của hoạt động khuyến công là những mục tiêu được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Trong đó có mục tiêu động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Hoạt động khuyến công

Hoạt động khuyến công (Hình từ Internet)

Hoạt động khuyến công bao gồm những nội dung nào?

Theo Điều 4 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động khuyến công như sau:

Nội dung hoạt động khuyến công
1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.
4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
...

Theo đó, hoạt động khuyến công bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trong đó có nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công bao gồm những kinh phí nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công như sau:

Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
Kinh phí cho hoạt động khuyến công và kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (sau đây gọi chung là kinh phí khuyến công), bao gồm kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
1. Kinh phí khuyến công quốc gia là kinh phí sử dụng cho những hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí khuyến công địa phương là kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng cho những hoạt động khuyến công do các cấp ở địa phương thực hiện.

Như vậy, kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công bao gồm kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.

Hoạt động khuyến công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư vào ngành sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp có được hưởng chính sách khuyến công?
Pháp luật
Kinh phí khuyến công địa phương là gì? Dự toán kinh phí khuyến công sẽ do cơ quan nào xây dựng tổng hợp?
Pháp luật
Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng dựa theo nguyên tắc nào? Cá nhân được hỗ trợ kinh phí này phải đảm bảo các điều kiện nào?
Pháp luật
Việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc nào? Đề án này có những nội dung chủ yếu nào?
Pháp luật
Kế hoạch khuyến công quốc gia được lập trên cơ sở nào? Việc lựa chọn đề án này phải đáp ứng tiêu chí chung nào?
Pháp luật
Báo cáo đăng ký các đề án khuyến công quốc gia gồm những nội dung gì? Việc lựa chọn đề án này phải đáp ứng tiêu chí ưu tiên nào?
Pháp luật
Cơ sở công nghiệp nông thôn nhận được giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì trong thời hạn của giấy chứng nhận thì có các quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm mục đích như thế nào? Sản phẩm công nghiệp nông thôn nào được tham gia bình chọn?
Pháp luật
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện do ai thành lập? Hội đồng bình chọn cấp huyện có các nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Cơ sở muốn đăng ký bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện thì trong hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động khuyến công
5,607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động khuyến công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động khuyến công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào