Mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam là gì? Yêu cầu của kế hoạch là gì?
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam là gì?
Theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch của Bộ Nội vụ thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 ban hành kèm theo Quyết định 09/QĐ-BNV năm 2023 quy định về mục tiêu tổng quát như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
1. Mục tiêu tổng quát
Truyền thông đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ về quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết: về các quyền con người; về quan điểm, chủ trương của Đảng, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở trong nước, khu vực và thế giới.
...
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam là truyền thông đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ về quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biếtvề các quyền con người.
Đồng thời hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở trong nước, khu vực và thế giới.
Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (Hình từ Internet)
Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam có mục tiêu cụ thể nào đến năm 2028?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch của Bộ Nội vụ thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 ban hành kèm theo Quyết định 09/QĐ-BNV năm 2023 quy định về mục tiêu cụ thể đến năm 2028 như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
...
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028
- 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ tuân thủ cơ chế phát ngôn về quyền con người. Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người kịp thời, tương xứng với các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- 100% công chức, viên chức làm công tác về quyền con người, 100% công chức, viên chức làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của Bộ Nội vụ; 70% công chức, viên chức lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Chủ trì và tham gia tổ chức Triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài.
- Đa dạng hóa hình thức các sản phẩm truyền thông về quyền con người trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ; các tạp chí; Website của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia; các Ban, Cục trực thuộc Bộ Nội vụ và các hình thức truyền thông khác; nâng tỉ trọng các sản phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài và sản phẩm truyền thông trên nền tảng số của Bộ Nội vụ chiếm từ 15% đến 20% tổng số sản phẩm truyền thông về quyền con người.
- 100% nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông về quyền con người của Bộ Nội vụ được số hóa, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin, tích cực, nhân văn, giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc hại về quyền con người trên không gian mạng.
...
Theo đó, Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam có những mục tiêu cụ thể được quy định tại tiểu mục 2 Mục II.
Yêu cầu của Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch của Bộ Nội vụ thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 ban hành kèm theo Quyết định 09/QĐ-BNV năm 2023 về yêu cầu như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
...
3. Yêu cầu
- Nội dung truyền thông: Bám sát nội dung truyền thông theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/9/2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 và Kế hoạch này.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm với vai trò chủ trì hoặc phối hợp của từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ để thực hiện Kế hoạch bảo đảm có chất lượng, hiệu quả.
Như vậy, Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam phải bám sát nội dung truyền thông theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm với vai trò chủ trì hoặc phối hợp của từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ để thực hiện Kế hoạch bảo đảm có chất lượng, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?