Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì? 04 nguyên tắc thi đua khen thưởng?
Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC thì mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
(1) Mục tiêu của thi đua trong ngành kiểm sát nhân dân là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
(2) Mục tiêu của khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân là nhằm khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì? 04 nguyên tắc thi đua khen thưởng? (hình từ internet)
04 nguyên tắc thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
04 nguyên tắc thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC như sau:
(1) Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
(2) Tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành đối với công tác thi đua, khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân.
(3) Bảo đảm dân chủ, khách quan, thực chất, hiệu quả, kịp thời; quan tâm khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ; thường xuyên bồi dưỡng, xây dựng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đủ điều kiện để đề nghị khen thưởng hình thức cao và nhân rộng điển hình tiên tiến; chú trọng khen thưởng đột xuất, phát hiện, lựa chọn các cá nhân, tập thể có sáng kiến, thành tích xuất sắc để khen thưởng.
(4) Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó phụ trách (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó phụ trách trong năm công tác).
Tổ chức thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
a) Trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Tại các cụm, khối thi đua;
c) Tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, hình thức tổ chức thi đua trong ngành kiểm sát nhân dân gồm:
- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
- Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời tại Điều 20 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC thì hình thức khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân gồm có:
- Huân chương:
+ “Huân chương Sao vàng”;
+ “Huân chương Hồ Chí Minh”;
+ “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
+ “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
+ “Huân chương Dũng cảm”;
+ “Huân chương Hữu nghị”.
- “Huy chương Hữu nghị”.
- Danh hiệu vinh dự nhà nước:
+ “Anh hùng Lao động”;
+ “Nhà giáo nhân dân”;
+ “Nhà giáo ưu tú”.
- “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”.
- Bằng khen:
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
+ “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
- Giấy khen.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?