Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? Cấp cao ASEAN bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ đúng không?
Tổ chức ASEAN là gì?
Tổ chức ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tại Điều 3 Hiến chương ASEAN năm 2007 quy định thì tổ chức ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân.
Đồng thời, tại Điều 4 Hiến chương ASEAN năm 2007 cũng quy định, tổ chức ASEAN hiện nay bao gồm 10 quốc gia thành viên sau đây:
- Bru-nây Đa-rút-xa-lam,
- Vương quốc Căm-pu-chia,
- Cộng hòa In-đô-nê-xi-a,
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
- Ma-lai-xi-a,
- Liên bang My-an-ma,
- Cộng hòa Phi-líp-pin,
- Cộng hòa Xinh-ga-po,
- Vương quốc Thái Lan,
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
ASEAN là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì?
Căn cứ Điều 1 Hiến chương ASEAN năm 2007 các mục tiêu của tổ chức ASEAN đó là:
(1) Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
(2) Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;
(3) Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;
(4) Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;
(5) Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư;
Di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;
(6) Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong tổ chức ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;
(7) Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN;
(8) Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
(9) Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
(10) Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;
(11) Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;
(12) Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
(13) Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
(15) Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực; và
(16) Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.
Cấp cao ASEAN bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ đúng không?
Căn cứ Điều 7 Hiến chương ASEAN năm 2007 quy định, thì cấp cao ASEAN gồm những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ của các Quốc gia thành viên.
Cấp cao ASEAN có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN;
(2) Xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích của các Quốc gia thành viên và tất cả các vấn đề do Hội đồng Điều phối ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và các Cơ quan cấp Bộ trưởng chuyên ngành đệ trình lên;
(3) Chỉ đạo các Bộ trưởng liên quan thuộc từng Hội đồng tiến hành các hội nghị liên Bộ trưởng đặc biệt, và giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN có liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng.
Các quy định về thủ tục tiến hành các hội nghị này sẽ do Hội đồng Điều phối ASEAN thông qua;
(4) Tiến hành những biện pháp thích hợp để xử lý các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN;
(5) Quyết định các vấn đề liên quan được trình lên Cấp cao theo Chương VII và Chương VIII Hiến chương ASEAN năm 2007;
(6) Cho phép thành lập và giải tán các Cơ quan cấp Bộ trưởng chuyên ngành và các thể chế khác của ASEAN;
(7) Bổ nhiệm Tổng Thư ký ASEAN, với hàm và quy chế Bộ trưởng, và Tổng thư ký ASEAN sẽ phục vụ với sự tin tưởng và hài lòng của những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ, dựa trên khuyến nghị của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?