Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Liên quan đến việc phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030, mục tiêu được đặt ra là gì? Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển được quy định ra sao? Bộ Tài chính có trách nhiệm như thế nào đối với việc phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030? Anh Toàn (Bình Thuận) đặt câu hỏi.

Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Căn cứ theo Mục I Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

MỤC TIÊU
1. Phát triển báo in Việt Nam News, tạp chí in Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam thành các báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
2. Các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam đạt được các tiêu chí cụ thể sau đây:
a) Báo Việt Nam News (VNS):
- Tăng số lượng, chất lượng tin, bài chuyên sâu và các chuyên trang, chuyên mục, đảm bảo chất lượng thông tin và đạt hiệu quả cao về tuyên truyền đối ngoại.
- Phát triển nguồn bạn đọc báo e-paper VNS; đưa báo in kết hợp e-paper và báo điện tử trở thành sản phẩm chủ lực của VNS. Hoàn thiện các phiên bản e-paper và tăng cường thông tin đa phương tiện trên các nền tảng internet, di động, mạng xã hội để bổ trợ cho báo in.
- Mở rộng địa bàn truy cập của báo đến các khu vực trọng điểm trên thế giới, các nước lớn và tăng lượng truy cập so với giai đoạn trước.
b) Báo ảnh Việt Nam:
- Phát hành miễn phí Báo ảnh Việt Nam (bản in) từ 140 nước tăng lên 160 nước, ưu tiên độc giả vùng biên giới Việt Nam với Lào, Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh nhằm tăng cường sự hiện diện, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến độc giả quốc tế. Số lượng phát hành các ngữ cụ thể như sau:
+ Báo tiếng Anh
8.000 cuốn/tháng;
+ Báo tiếng Trung Quốc
5.000 cuốn/tháng;
+ Báo tiếng Tây Ban Nha
5.000 cuốn/tháng;
+ Báo tiếng Lào
3.000 cuốn/tháng;
+ Báo tiếng Khmer
3.000 cuốn/tháng, từ năm 2023.
- Phát hành Báo ảnh Việt Nam để làm công tác dân vận, tuyên truyền đối ngoại tại các cửa khẩu biên giới; qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đến độc giả nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Từ sau năm 2025, Báo ảnh Việt Nam sẽ giảm dần số lượng in và phát hành bản giấy (mỗi năm giảm khoảng 10% so với năm trước) và phát triển Báo ảnh Việt Nam điện tử với 10 ngôn ngữ, có giao diện hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu thông tin đối ngoại.
c) Báo điện tử VietnamPlus:
- Nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch trên báo điện tử VietnamPlus; phấn đấu trở thành báo điện tử tích hợp nhiều loại hình thông tin nhất, đi đầu về ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất thông tin điện tử, đáp ứng yêu cầu của độc giả.
- Xây dựng phiên bản tiếng Hàn Quốc trên Báo điện tử VietnamPlus từ năm 2023; phiên bản tiếng Nhật Bản từ năm 2026; phiên bản tiếng Đức từ năm 2029 và phát trên mạng Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Thông tấn xã Việt Nam để cung cấp cho hệ thống truyền thông và độc giả sử dụng ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.
- Đưa VietnamPlus trở thành 1 trong 5 báo điện tử Việt Nam có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài, trọng tâm nhắm đến các địa bàn: Bắc Mỹ, Châu Âu, ASEAN và Australia.

Một số mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 đó là:

- Phát triển báo in Việt Nam News, tạp chí in Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam thành các báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.

- Các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam đạt được các tiêu chí về báo Việt Nam News (VNS), báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus được nêu cụ thể tại tiểu mục 2 Mục I Quyết định này.

Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 được quy định ra sao?

Tại Mục II Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2021 quy định:

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin:
a) Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam.
b) Không ngừng đổi mới về nội dung thông tin, tăng số lượng, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, nhu cầu của từng nước và theo lĩnh vực để thu hút độc giả. Tăng cường sử dụng chuyên gia nước ngoài có chuyên môn, trình độ ngôn ngữ báo chí để nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch và tăng lượng thông tin đối ngoại viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài để phù hợp văn phong, ngôn ngữ và hấp dẫn độc giả.
c) Sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số, cung cấp thông tin lên các trang mạng xã hội để thu hút độc giả.
2. Công tác quảng bá và phát hành sản phẩm:
a) Đa dạng hóa các kênh phát hành của báo in thông qua các kênh ngoại giao, du lịch, đầu tư, hợp tác trao đổi thông tin với các hãng thông tấn báo chí quốc tế... Phát triển mạnh báo in dưới dạng điện tử (e-paper), báo điện tử để mở rộng phạm vi phát hành đến những địa bàn xa, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
b) Xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền cho các sản phẩm báo chí đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam theo đối tượng, mục tiêu từng giai đoạn. Tận dụng tối đa các kênh truyền thông xã hội nhằm lan tỏa thông tin, tiết kiệm chi phí và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, sự thay đổi về phương thức tiếp cận thông tin của độc giả.
3. Kỹ thuật và công nghệ:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ báo chí hiện đại; đầu tư trang thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu làm báo hiện đại, đa phương tiện ở tất cả các khâu: Sản xuất, biên tập, quản lý, lưu trữ, chế bản điện tử, quản lý điều hành...
4. Nhân lực:
a) Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm thông tin đối ngoại chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức của người làm báo, thành thạo ngoại ngữ, có kiến thức chuyên môn sâu, tâm huyết với nghề.
b) Thường xuyên đào tạo lại và bồi dưỡng kỹ năng làm báo hiện đại cho các phóng viên, biên tập viên.
5. Hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thông tin quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để tăng cường trao đổi, chia sẻ các sản phẩm thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam tới các đối tượng độc giả ở nước ngoài và nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên làm thông tin đối ngoại.

Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 như sau:

- Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin

- Công tác quảng bá và phát hành sản phẩm

- Kỹ thuật và công nghệ

- Nhân lực

- Hợp tác quốc tế.

Bộ Tài chính có trách nhiệm như thế nào đối với việc phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030?

Về tổ chức thực hiện được nêu tại Mục IV Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2021 như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tấn xã Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
b) Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng thông tin đối ngoại cho các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam trong từng giai đoạn.
2. Trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông: Kiểm tra, đôn đốc, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của Thông tấn xã Việt Nam.
b) Bộ Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 của Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Bộ Ngoại giao: Hỗ trợ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam hoạt động tại địa bàn nước ngoài và hợp tác, cung cấp thông tin về các sự kiện đối ngoại, hỗ trợ trong công tác phát hành các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia ra nước ngoài.
d) Bộ Quốc phòng: Hợp tác quảng bá, tuyên truyền và hỗ trợ Thông tấn xã Việt Nam trong việc phát hành các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia tại các cửa khẩu biên giới.
Các bộ, ngành chức năng khác và các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai thực hiện Quyết định này theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Từ quy định trên thì trách nhiệm của Bộ Tài chính đó là: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 của Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Báo điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Báo điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử của tổ chức chưa đảm bảo hợp lệ về nội dung thì cơ quan cấp Giấy phép xử lý thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì?
Pháp luật
Báo điện tử là gì? Cơ quan báo chí có được phép liên kết trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm báo điện tử không?
Pháp luật
Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Có bắt buộc cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát không?
Pháp luật
Cơ quan báo chí muốn mở chuyên trang của báo điện tử thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Pháp luật
Báo điện tử, tạp chí điện tử là gì? Làm sao để được cấp giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử?
Pháp luật
Việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo điện tử được thực hiện như thế nào?
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo điện tử
1,180 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào