Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là gì? Trách nhiệm, quyền hạn được quy định thế nào?
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là gì?
Khoản 1 Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động của ngân hàng chính sách như sau:
"Điều 17. Ngân hàng chính sách
1. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
..."
Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Điều lệ) quy định mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
(2) Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định tại Điều lệ này.
(3) Ngân hàng Phát triển Việt Nam được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Có thể thấy, với tư cách là một ngân hàng chính sách, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng đến thực hiện những nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo luật định.
Mục tiêu hoạt động, trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Điều 11 Điều lệ quy định những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của tổ chức này như sau:
(1) Trách nhiệm
a) Thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;
b) Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
c) Hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi đối với tất cả các khoản vốn mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động từ các tổ chức trong nước và nước ngoài theo đúng cam kết;
d) Thực hiện báo cáo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính; chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
đ) Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn do Nhà nước giao và vốn huy động theo quy định của pháp luật.
(2) Quyền hạn
a) Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Được thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong và ngoài nước để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến dự án đầu tư, phương án kinh doanh, khả năng tài chính, năng lực của khách hàng;
d) Thẩm định dự án, phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng, năng lực khách hàng, quyết định cấp tín dụng;
đ) Từ chối cho vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng thương mại đối với các khách hàng, dự án, các khoản vay, khoản bảo lãnh không bảo đảm các điều kiện theo quy định;
e) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
g) Chấm dứt việc cho vay; thu hồi nợ trước thời hạn; dừng và thu hồi số tiền hỗ trợ sau đầu tư khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật; từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng thương mại;
h) Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
i) Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật liên quan;
k) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật;
j) Được đề nghị cơ quan thuế, cơ quan hải quan, các tổ chức tín dụng và các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý, thu thập thông tin, cung cấp những thông tin theo quy định của pháp luật liên quan đến khách hàng vay vốn hoặc đang đề nghị vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn hoặc đang đề nghị được bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại nhằm phục vụ nhiệm vụ cho vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động trong thời gian bao lâu?
Theo Điều 8 Điều lệ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của mình theo luật định, nhằm hướng đến mục tiêu hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày 24/6/2006 (ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?