Mức trần thù lao công chứng tại Hà Nội mới nhất hiện nay? Có được thu thù lao công chứng cao hơn mức trần đã quy định hay không?
Mức trần thù lao công chứng tại Hà Nội mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục Ban hành kèm theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND thì mức trần thù lao công chứng tại thành phố Hà Nội hiện nay được thực hiện theo quy định sau đây:
Lưu ý: Mức thu trên chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
Mức trần thù lao công chứng tại Hà Nội mới nhất (Hình từ Internet)
Có được thu thù lao công chứng cao hơn mức trần đã quy định hay không?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định rõ tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Vì vậy, nếu như các tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao công chứng cao hơn mức trần thù lao đã được UBND tỉnh ban hành thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng báo nội dung đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
c) Không có biển hiệu theo quy định;
d) Không lập sổ trong hoạt động công chứng theo quy định;
đ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;
e) Thu phí công chứng không đúng theo quy định;
g) Không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;
h) Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản không đúng thời hạn hoặc địa điểm hoặc nội dung theo quy định;
i) Không chia sẻ thông tin lên phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình công chứng;
k) Không thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;
l) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không bảo đảm mức phí tối thiểu hoặc không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ cho tất cả công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;
m) Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Tổ chức hành nghề công chứng có cần niêm yết thù lao công chứng tại trụ sở của mình hay không?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Công chứng 2014 có quy định về thù lao công chứng cụ thể như sau:
Thù lao công chứng
1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.
Đồng thời, tại Điều 33 Luật Công chứng 2014 có uy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
...
Theo đó, các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm phải niêm yết công khai các mức thù lao công chứng tại trụ sở của mình. Đồng thời, có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?