Mức trần tiền ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc ra sao? Tiền ký quỹ của người lao động thực hiện ký quỹ khi nào?

Mức trần tiền ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc ra sao? cho hỏi ở Nghị định 112/2021/NĐ-CP có mức ký quỹ là 36 triệu là thay thế mức ký quỹ 100 triệu về ký quỹ lao động Hàn Quốc phải không? Câu hỏi của bạn Vy đến từ Đà Nẵng.

Mức trần tiền ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc ra sao?

Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, ở đây là tiền ký quỹ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có mức trần ký quỹ cụ thể.

Tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về thực hiện thí điểm ký quỹ, hỗ trợ vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (sau đây gọi là Chương trình EPS), hoàn trả tiền ký quỹ, xử lý tiền ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
2. Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Như vậy ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Người lao động thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi người lao động đăng ký thường trú.

Theo đó, 02 đối tượng áp dụng của 02 văn bản là khác nhau. Do đó, người lao động thuộc thuộc đối tượng nào thì thực hiện theo quy định tương ứng, không thay thế cho nhau.

Đồng thời tại Quyết định 12/2020/QĐ-TTg cũng nêu rõ nếu người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu vay vốn được vay đến 100.000.000 đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Tải về mẫu giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ mới nhất 2023: Tại Đây

Người lao động

Người lao động

Tiền ký quỹ của người lao động thực hiện ký quỹ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.

Theo đó, việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.

Hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Hoàn trả tiền ký quỹ
1. Các trường hợp hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động
a) Người lao động hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trước thời hạn nhưng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp; người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đã nộp tiền ký quỹ nhưng doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã cam kết hoặc quá thời hạn chờ xuất cảnh và người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài;
c) Các trường hợp người lao động không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
d) Tiền ký quỹ của người lao động còn lại sau khi đã bù đắp thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do lỗi của người lao động gây ra theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động
a) Trong trường hợp nêu tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền;
b) Trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) căn cứ vào văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật hoặc theo văn bản hòa giải thành hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án.
3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không làm thủ tục để người lao động nhận lại tiền ký quỹ theo quy định hoặc không đạt được thỏa thuận với người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này thì người lao động có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp có Giấy phép khác theo quy định tại khoản 3 Điều 28 hoặc điểm a khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trách nhiệm thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ thuộc về doanh nghiệp tiếp nhận.
5. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản bàn giao hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ về việc hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.

Như vậy, trên đây là quy định có liên quan đến tiền ký quỹ cho người lao động gửi đến bạn tham khảo thêm.

Tiền ký quỹ
Xuất khẩu lao động TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Pháp luật
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
Pháp luật
Người Việt muốn xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số mấy?
Pháp luật
Có bắt buộc người đi xuất khẩu lao động đóng BHXH tại Việt Nam không? Mức phí đóng BHXH được tính như thế nào?
Pháp luật
Khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ có được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Điều kiện vay vốn xuất khẩu lao động theo hợp đồng cho người có đất thu hồi là gì? Lãi suất vay vốn là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất hiện nay là mẫu hợp đồng nào? Mức thù lao theo hợp đồng môi giới tối đa của doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có bắt buộc phải đăng tải danh sách nhân viên nghiệp vụ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bắt buộc phải có trang thông tin điện tử đúng không?
Pháp luật
Cá nhân tổ chức môi giới cho người lao động đi xuất khẩu lao động nhưng xuất cảnh trái phép dẫn đến chết người thì bị đi tù đúng không?
Pháp luật
Tổ chức dịch vụ việc làm tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước châu Âu cần phải chứng minh điều gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền ký quỹ
3,376 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền ký quỹ Xuất khẩu lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền ký quỹ Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào