Mức trích lập quỹ thu dọn mỏ dầu khí của mỗi tổ chức, cá nhân có được tính vào chi phí thu hồi không? Nghĩa vụ thu dọn mỏ là của ai?
Mức trích lập quỹ thu dọn mỏ dầu khí của mỗi tổ chức, cá nhân có được tính vào chi phí thu hồi không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 78 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quỹ thu dọn mỏ
1. Việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ phải được thực hiện theo phương thức lập quỹ.
2. Đối với việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ theo quy định tại Điều này, nếu trong các hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn mỏ so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong các hợp đồng dầu khí đó.
3. Trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày khai thác thương mại đầu tiên, tổ chức, cá nhân phải lập quỹ thu dọn mỏ.
4. Quỹ thu dọn mỏ được trích lập hàng năm. Mức trích lập quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương ứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí và được tính vào chi phí thu hồi.
5. Giá trị thanh lý tài sản công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí thu được trong quá trình thu dọn được xử lý như sau:
a) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí đã được thu hồi chi phí, khoản tiền thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam theo quy định của hợp đồng dầu khí;
b) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí chưa được thu hồi chi phí, khoản tiến thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà thầu.
Như vậy, mức trích lập quỹ thu dọn mỏ dầu khí của mỗi tổ chức, cá nhân có được tính chi phí thu hồi.
Và quỹ thu dọn mỏ được trích lập hàng năm. Mức trích lập quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương ứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí.
Thu dọn mỏ dầu khí (Hình từ Internet)
Thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của ai?
Thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của ai, thì theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, trên cơ sở kế hoạch thu dọn công trình dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
...
Như vậy, thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của nhà thầu.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 95/2015/NĐ-CP Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Nghĩa vụ thu dọn mỏ
1. Nhà thầu có nghĩa vụ thu dọn mỏ theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn và trích lập quỹ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
3. Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn mỏ theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân và được Bộ Công Thương chấp thuận hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân có thể không thu dọn toàn bộ hoặc từng phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.
4. Trong quá trình hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải tiến hành ngay việc thu dọn từng phần hoặc toàn bộ công trình cố định, thiết bị và phương tiện bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
5. Việc thu dọn mỏ phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục trạng thái môi trường sinh thái, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển.
6. Thực hiện việc giám sát môi trường và độ ổn định địa chất của các giếng khoan.
7. Chi phí thu dọn mỏ được tính vào chi phí dầu khí được thu hồi.
Như vậy, thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của nhà thầu.
Nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn và trích lập quỹ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được thực hiện như thế nào?
Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được quy định khoản 4, 5, 6, 7 Điều 52 Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
...
4. Trong thời hạn 01 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí theo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển mỏ dầu khí điều chỉnh đã được phê duyệt, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
5. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí thấp hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, trong thời hạn 06 tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, mỗi nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí. Trường hợp cần thiết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu nhà thầu mở bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí với số tiền bảo lãnh tương đương số tiền còn thiếu.
6. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí lớn hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, khoản chênh lệch sẽ được xử lý khi quyết toán theo quy định tại Điều 54 Nghị định này hoặc được trả lại cho nhà thầu tại thời điểm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận quyền sử dụng quỹ đảm bảo nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí (trong trường hợp nhà thầu được phép để lại toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí) với điều kiện nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan. Phần chênh lệch đã trả lại cho nhà thầu sẽ được xử lý theo nguyên tắc theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định này.
7. Nếu trong hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí đó.
Theo đó, điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được thực hiện như trên.
Trước đây, căn cứ theo Điều 79 Nghị định 95/2015/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ
1. Trong thời hạn một (01) năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí quy định trong kế hoạch khai thác sớm hoặc kế hoạch phát triển mỏ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhà thầu phải đánh giá lại quỹ thu dọn mỏ trên cơ sở đánh giá lại tổng chi phí thu dọn và sản lượng khai thác trong khuôn khổ của hợp đồng dầu khí và trữ lượng có thể thu hồi tại thời điểm này.
2. Trường hợp số dư của quỹ thu dọn mỏ không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn mỏ thì trong thời hạn sáu (06) tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, mỗi nhà thầu phải đóng góp bổ sung cho quỹ theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí.
3. Trường hợp số dư của quỹ thu dọn mỏ lớn hơn nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn mỏ thì khoản chênh lệch sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan sẽ được chia lại cho các nhà thầu như sau:
a) Một phần khoản chênh lệch tương ứng với tỷ lệ dầu khí lãi của nhà thầu tham gia hợp đồng nếu khoản chênh lệch đã được thu hồi chi phí và mỗi nhà thầu sẽ được hưởng phân chia theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí;
b) Toàn bộ khoản chênh lệch nếu khoản chênh lệch chưa được thu hồi chi phí và mỗi nhà thầu sẽ hưởng phần chia theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí.
Như vậy, điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?