Mức trợ cấp cán bộ công chức trong cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo? Chế độ chi đối với cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác?
Mức trợ cấp cán bộ công chức trong cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo thế nào?
Mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 như sau:
Chi thăm hỏi, trợ cấp
1. Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần);
b) CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm;
c) CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
d) Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con (con đẻ và con nuôi theo quy định của pháp luật) của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cán bộ công chức trong cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.
Mức trợ cấp cán bộ công chức trong cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo? Chế độ chi đối với cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác? (Hình từ Internet)
Chế độ chi đối với cán bộ trong cơ quan công đoàn nghỉ hưu, chuyển công tác ra sao?
Chế độ chi đối với cán bộ trong cơ quan công đoàn nghỉ hưu, chuyển công tác được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Chi tặng quà cho CBCC (cán bộ, công chức, viên chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động) trong các cơ quan công đoàn khi nghỉ hưu:
- Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/người;
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người.
- CBCC khi nghỉ hưu ở đơn vị nào, thì do đơn vị đó chi.
(2) CBCC trong các cơ quan công đoàn chuyển công tác sang đơn vị khác:
Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tặng quà tối đa 2.000.000 đồng/người.
(3) Các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn khi thôi tham gia Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra được chi tặng quà theo mức:
- Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người;
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người.
(4) Chi thăm hỏi cán bộ công đoàn chuyên trách nghỉ hưu trong các cơ quan công đoàn nhân dịp ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Tết nguyên đán: Mức chi tối đa 500.000 đồng/người/lần.
(5) Chi thăm hỏi CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/lần/năm.
(6) Chi phúng viếng cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu khi từ trần: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người và tiền mua hương, hoa.
Tài chính công đoàn được dùng để chi cho những khoản nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 thì tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
- Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
- Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
- Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
- Các nhiệm vụ chi khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
- Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm và kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm sau của công ty dành cho HR?
- Mẫu Biên bản đàm phán hợp đồng xây dựng mới nhất? Khi ký kết hợp đồng xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng gồm những gì? Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo Nghị định 175 ra sao?
- Không đóng phạt nguội bị xử lý thế nào 2025? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?