Mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
- Mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
- Người được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đó có được lấy làm căn cứ để xếp lương không?
Mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BNV như sau:
Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng
...
b) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:
a) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;
b) Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thì mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc là 3.000.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đó có được lấy làm căn cứ để xếp lương không?
Xếp lương đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
...
Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
2. Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.
3. Trường hợp người được bầu làm cán bộ cấp xã, được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này mà đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
...
Như vậy, trường hợp người được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã mà đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc).
Nếu thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?