Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính có biện pháp khắc phục hậu quả không?
- Có phải lập biên bản xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không?
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính có biện pháp khắc phục hậu quả không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính."
Như vậy, xử phạt hành chính là người thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm
Có phải lập biên bản xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không?
Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản như sau:
"Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Như vậy, hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không thuộc trường hợp được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Do đó, phải lập biên bản xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 18/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi sử dụng mốc đo đạc.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan;
+ Tự ý di dời, phá dỡ mốc đo đạc khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm định vị vệ tinh có mục đích kinh doanh không theo danh mục dự án đầu tư do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khuyến khích đầu tư.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
+ Buộc phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP);
+ Buộc phá dỡ trạm định vị vệ tinh đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP).
Như vậy, đối với hành vi cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm này.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?