Mức xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo được quy định thế nào?
- Mức xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo được quy định thế nào?
- Thời hiệu xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo là bao nhiêu năm?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo không?
Mức xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo được quy định thế nào?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 9 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
...
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền thì tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo còn buộc xin lỗi nhà báo.
Mức xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo là bao nhiêu năm?
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6, điểm e khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định thì xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo là 02 năm.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo không?
Theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 200.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức có hành vi đe dọa tính mạng của nhà báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?