Muối thực phẩm có bổ sung vi chất iốt không? Giới hạn hàm lượng thủy ngân trong muối thực phẩm là bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc liên quan đến muối thực phẩm. Cho tôi hỏi muối thực phẩm có bổ sung vi chất iốt không? Giới hạn hàm lượng thủy ngân trong muối thực phẩm là bao nhiêu? Câu hỏi của chị Như Ngọc ở Lâm Đồng.

Muối thực phẩm có bổ sung vi chất iốt không?

Theo quy định tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-193: 2021/BNNPTNT về muối thực phẩm như sau:

Muối thực phẩm (Mã HS 25010010 hoặc 2501.00.91): Là muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm, có hàm lượng các chất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Theo quy định trên, muối thực phẩm là muối được bổ sung tăng cường vi chất iốt dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm, có hàm lượng các chất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Muối thực phẩm

Muối thực phẩm (Hình từ Internet)

Giới hạn hàm lượng thủy ngân trong muối thực phẩm là bao nhiêu?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-193: 2021/BNNPTNT thì giới hạn hàm lượng thủy ngân trong muối thực phẩm tính theo Hg là không lớn hơn 0,1 mg/kg.

Cá nhân tổ chức công bố sản phẩm muối thực phẩm phải dựa trên cơ sở nào?

Theo tiểu mục 2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-193: 2021/BNNPTNT quy định về quản lý như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn muối thực phẩm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Muối thực phẩm phải được tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025; thủ tục tự công bố sản phẩm quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
3. Kiểm tra nhà nước đối với muối thực phẩm: Muối thực phẩm phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm, Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên, cá nhân tổ chức công bố sản phẩm muối thực phẩm phải dựa trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm muối thực phẩm được quy định thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-193: 2021/BNNPTNT về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
1. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
1.1. Phòng kiểm nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ (Văn phòng Công nhận chất lượng) công nhận phòng thử nghiệm VILAS lĩnh vực hóa có đối tượng thử là muối natri clorua và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; Phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và các quy định của pháp luật có liên quan.
1.2. Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình và kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm. Thời gian gửi báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu muối thực phẩm
2.1. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản phẩm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2.2. Thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Như vậy, phòng kiểm nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận phòng thử nghiệm VILAS lĩnh vực hóa có đối tượng thử là muối natri clorua và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Và Phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Đồng thời Phòng có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình và kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm. Thời gian gửi báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
Pháp luật
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Khi phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm thì phải thông báo với ai? 05 biện pháp khắc phục?
Pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
1,501 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào