Muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có nguồn gốc tại Việt Nam có cần phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước đó hay không?
- Hiểu thế nào về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu?
- Muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có nguồn gốc tại Việt Nam có cần phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước đó hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam?
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được lập theo quy định nào?
Hiểu thế nào về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu?
Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 23/08/2023) thì “Đơn Madrid” là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid.
Trước đây, quy định về đơn quốc tế về nhãn hiệu tại Điều 12 Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 23/08/2023) như sau:
Đơn quốc tế về nhãn hiệu
1. Trong Điều này, “Đơn Madrid” được hiểu là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid, bao gồm:
a) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, có nguồn gốc từ các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, sau đây gọi là Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam;
b) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, nộp tại Việt Nam, sau đây gọi là Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam.
Theo quy định trên, có thể thấy trường hợp tổ chức, cá nhân thỏa mãn điều kiện luật định thì sẽ được nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid.
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid (Hình từ Internet)
Muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có nguồn gốc tại Việt Nam có cần phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước đó hay không?
Căn cứ điểm 41.2 khoản 41 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quy định như sau:
"41. Xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định Việt Nam
[...]
41.2 Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam
a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;
b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid."
Theo đó, trường hợp muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam thì điều kiện cần có là đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Cơ quan nào có thẩm quyền nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam?
Căn cứ điểm 41.4 khoản 41 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quy định như sau:
"41.4 Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu."
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được lập theo quy định nào?
Căn cứ điểm 41.3 khoản 41 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được quy định như sau:
"41.3 Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.
b) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư này và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí. Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.
d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
g) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?