Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không?
Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Theo đó, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
(2) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có điều kiện trong đó điều kiện về có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Cần lưu ý: Về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
>>> Tải về Mẫu ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo >>> Tại đây.
Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về dự trữ lưu thông như sau:
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
Như vậy, quy định đã nói rõ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
Tuy nhiên có trường hợp Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh và được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và cũng không cần có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm khai báo định kỳ vào ngày nào trong tháng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp Giấy chứng nhận khi không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh hoặc khi có thay đổi về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
3. Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
4. Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc xây dựng vùng nguyên liệu. Báo cáo định kỳ thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của Nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình triển khai xây dựng vùng nguyên liệu với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo quy định.
6. Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không được hưởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm.
7. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo của thương nhân quy định tại Điều này theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo thuận lợi cho thương nhân thực hiện.
Theo đó, định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
Như vậy, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm khai báo định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?