Muốn thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện gì? Thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật như thế nào?
Muốn thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Trường hợp chị muốn thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật, có hành nghề luật sư, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chị cần đáp ứng những điều kiện theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012);
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012).
Đối với công ty hợp danh: có ít nhất hai luật sư thành lập, công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn và tên của công ty luật hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Muốn thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật như thế nào?
Thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực pháp luật (gọi chung là công ty luật) quy định tại Điều 35 Luật Luật sư 2006, Điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP đến Điều 10 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
- Hồ sơ đăng ký hoạt động:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
+ Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
- Nơi đăng ký:
Tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Trường hợp công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
- Thời hạn: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; Nếu từ chối thì phải thông báo bằng văn bản.
- Thông báo đến Đoàn luật sư: Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động), Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Thành lập công ty hợp danh liên quan đến lĩnh vực pháp lý như thế nào?
Trường hợp chị muốn thành lập công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020 liên quan đến lĩnh vực pháp lý nhưng không có hành nghề luật sư thì chị có thể làm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi chuẩn bị các loại hồ sơ nêu trên thì mình có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
(1) Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(2) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
(3) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
(4) Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(5) Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
- Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?