Muốn trở thành giám định viên thương mại cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Có cần phải được cấp chứng chỉ để được công nhận hay không?
- Muốn trở thành giám định viên thương mại cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Có cần phải được cấp chứng chỉ hành nghề để được công nhận là giám định viên hay không?
- Khi trở thành giám định viên thì có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Phải là giám định viên mới được thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định?
Muốn trở thành giám định viên thương mại cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 259 Luật Thương mại 2005 quy định 3 tiêu chuẩn để trở thành giám định viên gồm:
- Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
- Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
Có cần phải được cấp chứng chỉ hành nghề để được công nhận là giám định viên hay không?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định về công nhận giám định viên như sau:
"Điều 6. Công nhận giám định viên
1. Thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên đối với những người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 Luật Thương mại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Chỉ những người có quyết định được công nhận là giám định viên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại."
Theo đó thì để được công nhận là giám định viên thì dựa vào quyết định công nhận của giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Ngoài ra thì không có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề nào khác.
Muốn trở thành giám định viên thương mại cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Có cần phải được cấp chứng chỉ để được công nhận hay không?
Khi trở thành giám định viên thì có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Khi trở thành giám định viên thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2006/NĐ-CP như sau:
"Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên
Khi thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Độc lập thực hiện việc giám định được giao và phải từ chối thực hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của mình.
2. Thực hiện việc giám định một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu chính đáng đã được thoả thuận với bên yêu cầu giám định.
3. Có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin tài liệu cần thiết liên quan tới công việc giám định mà mình được phân công thực hiện.
4. Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định dẫn đến sai lệch tính chính xác, trung thực của dịch vụ giám định mà mình đang thực hiện.
5. Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định.
6. Có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin, tài liệu liên quan tới kết quả giám định theo yêu cầu của khách hàng.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định."
Phải là giám định viên mới được thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định?
Tại Điều 256 và Điều 257 Luật Thương mại 2005 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định như sau:
"Điều 256. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.
Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó."
Theo đó thì không yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, tức giám đốc doanh nghiệp phải là giám định viên, và chỉ yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định viên có giám định viên đủ tiêu chuẩn.
Và khi thực hiện dịch vụ giám định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2006/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại
1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?