Muốn trở thành hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định?
Muốn trở thành hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội quy định ở Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Y học thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
- Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực y học, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn, tự nguyện tham gia và tán thành Điều lệ Hội, có đơn đăng ký tham gia làm hội viên chính thức của Hội.
- Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam có tâm huyết, uy tín, kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, được Ban Chấp hành Hội nhất trí mời làm hội viên danh dự của Hội.
Hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội có quyền lợi gì?
Quyền lợi của hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội quy định Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Y học thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
Quyền của hội viên/Hội thành viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được cử đại biểu tham dự Đại hội, ứng cử, đề cử, giới thiệu đại diện tham gia Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh Lãnh đạo Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được quyền ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn hội viên, kết nạp, khai trừ hội viên theo Điều lệ của hội thành viên.
7. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
8. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
9. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên/Hội thành viên.
10. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.
Theo đó, hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội có quyền lợi sau:
- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
- Được cử đại biểu tham dự Đại hội, ứng cử, đề cử, giới thiệu đại diện tham gia Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh Lãnh đạo Hội theo quy định của Hội.
- Được giới thiệu hội viên mới.
- Được quyền ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn hội viên, kết nạp, khai trừ hội viên theo Điều lệ của hội thành viên.
- Được khen thưởng theo quy định của Hội.
- Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên/Hội thành viên.
- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.
Hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội quy định ở Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Y học thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2019 cụ thể:
Nghĩa vụ của hội viên/Hội thành viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội; thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội.
2. Tích cực hoạt động, mở rộng uy tín và ảnh hưởng của Hội. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên/Hội thành viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội theo quy định.
5. Phối hợp với các hội viên/Hội thành viên khác để thực hiện nhiệm vụ do Hội giao.
6. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Như vậy, hội viên Hội Y học thành phố Hà Nội có nghĩa vụ như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội; thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội.
- Tích cực hoạt động, mở rộng uy tín và ảnh hưởng của Hội. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên/Hội thành viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
- Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội theo quy định.
- Phối hợp với các hội viên/Hội thành viên khác để thực hiện nhiệm vụ do Hội giao.
- Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?