Năm 2025, bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều, ô tô bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp được bật đèn pha?
Năm 2025, bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều, ô tô bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Đèn pha có thể hiểu là loại đèn có cường độ ánh sáng mạnh, thường được dùng để chiếu sáng xa hoặc rộng.
Vậy, bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều, ô tô bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 thì căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
...
Như vậy, mức phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) từ năm 2025 được quy định là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Năm 2025, bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều, ô tô bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp được bật đèn pha? (Hình từ Internet)
Người lái xe ô tô được bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về sử dụng đèn như sau:
Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Theo đó, người lái xe ô tô được bật đèn pha, khi gặp xe đi ngược chiều trong trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói.
Lưu ý:
(1) Người lái ô tô tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
(2) Người lái ô tô phải tắt đèn chiếu xa (đèn pha), bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
- Khi gặp người đi bộ qua đường;
- Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
- Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
- Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Theo nguyên tắc, hành vi vi phạm giao thông phải được xử lý thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/bat-den-pha-khi-gap-xe-di-nguoc-chieu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Loc/den-pha-chieu-nguoc-chieu.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động?
- Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào? Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao có được tổ chức công tác xét xử?
- Mức lệ phí môn bài phải nộp của chi nhánh được thành lập, cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 6 tháng đầu năm là bao nhiêu?
- Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông là gì? Mục đích sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông?