Năm sinh trong lý lịch đảng viên khác với năm sinh trên giấy tờ tùy thân thì thời điểm hưởng lương hưu được xác định như thế nào?

Tôi có thắc mắc mong được hỗ trợ, tuổi trên giấy tờ của tôi ghi 1961 nhưng trên lý lịch đảng viên thì ghi năm 1960. Vậy thời điểm hưởng lương hưu được xác định theo năm sinh nào? Và tôi có cần làm gì để đồng bộ năm sinh khi giải quyết các chế độ không?

Năm sinh trong lý lịch đảng viên khác với năm sinh trên giấy tờ tùy thân thì thời điểm hưởng lương hưu được xác định như thế nào?

Đảng viên

Lý lịch đảng viên (Hình từ Internet)

Vấn đề của bạn đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời qua Công văn 5144/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về thực hiện chế độ hưu trí đối với người nghỉ hưu theo Kết luận của Ban Bí Thư tại Thông báo 13-TB/TW năm 2016 như sau:

"Theo phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong quá trình giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội gặp vướng mắc đối với một số trường hợp nghỉ hưu theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi đảng viên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1941/LĐTBXH-BHXH ngày 19 tháng 5 năm 2017.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9660/VPCP-KTTH ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo kịp thời chế độ, ổn định cuộc sống đối với các trường hợp đã được cơ quan căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Bí thư ra quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí mà hồ sơ, giấy tờ chưa có sự thống nhất về ngày tháng năm sinh, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời giải quyết chế độ hưu trí đối với những trường hợp này như sau:
1. Khi xem xét điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) để xác định tuổi đời của cán bộ.
2. Thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an tạm thời thực hiện theo hướng dẫn nêu trên, cho đến khi có hướng dẫn mới của Chính phủ./."

Theo đó, tuổi đời để về hưu đối với trường hợp của bạn sẽ theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên, tức là năm 1960.

Bạn xác định đủ tuổi hưu rồi thì có thể làm hồ sơ lên cơ quan thẩm quyết giải quyết, miễn là trong hồ sơ lý lịch đảng viên của bạn ghi là 1960 thì BHXH sẽ căn cứ giải quyết cho bạn theo năm sinh 1960.

Lý lịch đảng viên sẽ có trong hồ sơ đảng viên từ thời điểm nào?

Căn cứ theo tiết a tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:

"8. Quản lý hồ sơ đảng viên
8.1. Hồ sơ đảng viên
a) Khi được kết nạp vào Đảng
+ Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
+ Đơn xin vào Đảng.
+ Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
+ Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
+ Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
+ Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
+ Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
+ Lý lịch đảng viên.
+ Phiếu đảng viên. [...]"

Như vậy lý lịch đảng viên sẽ có trong hồ sơ đảng viên từ giai đoạn khi được kết nạp Đảng.

Người vào đảng có bắt buộc phải khai lý lịch đảng viên không?

Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:

"3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
[...] 3.3. Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. [...]"

Như vậy, việc khai lý lịch đảng viên là một trong những thủ tục để được xem xét kết nạp vào Đảng.

Theo đó, người vào Đảng có trách nhiệm phải khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai. Nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Lý lịch Đảng viên
Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Bản đăng ký nêu gương cán bộ Đảng viên mới nhất? Tải mẫu ở đâu? 07 nội dung nêu gương cán bộ đảng viên?
Pháp luật
Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
Pháp luật
Phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên công tác trong Quân đội và Công an nhân dân công tác xa nhà?
Pháp luật
Tham luận về công tác phát triển Đảng viên trong trường học hiện nay? Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi Mẫu lý lịch người xin vào Đảng đối với người kết nạp lại? Muốn kết nạp lại Đảng viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
Pháp luật
Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
Pháp luật
Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
Pháp luật
Thẩm tra lý lịch người vào Đảng là thẩm tra lý lịch của những ai? Phương pháp thẩm tra lý lịch là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lý lịch Đảng viên
5,362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lý lịch Đảng viên Đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lý lịch Đảng viên Xem toàn bộ văn bản về Đảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào