Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của người lao động trong Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của người lao động trong Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Người lao động nào trong Tòa án nhân dân không được áp dụng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn?
- Tiêu chuẩn của người lao động trong Tòa án nhân dân khi xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ra sao?
Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của người lao động trong Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Thực hiện thống nhất chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân.
2. Thực hiện công khai, dân chủ, khách quan và đúng quy định.
3. Thực hiện mỗi năm 1 lần vào quý I và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
4. Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc chức danh.
5. Khi đã có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đã đạt được trước đó đều không được dùng để tính thành tích cho các lần xét nâng bậc lương trước thời hạn tiếp theo.
Theo đó, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của người lao động trong tòa án nhân dân sẽ thực hiện theo nguyên tắc như:
- Thực hiện thống nhất
- Thực hiện công khai, dân chủ, khách quan và đúng quy định.
- Thực hiện mỗi năm 1 lần vào quý I và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
- Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc chức danh.
- Khi đã có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đã đạt được trước đó đều không được dùng để tính thành tích cho các lần xét nâng bậc lương trước thời hạn tiếp theo.
Nâng bậc lương (Hình từ Internet)
Người lao động nào trong Tòa án nhân dân không được áp dụng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng không áp dụng:
a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ;
b) Các trường hợp đã giữ bậc cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh;
c) Các trường hợp có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng bị kỷ luật bằng một trong hình thức như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Theo đó, các trường hợp có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng bị kỷ luật bằng một trong hình thức như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc thì sẽ có không được áp dụng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.
Tiêu chuẩn của người lao động trong Tòa án nhân dân khi xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, tỷ lệ xét nâng bậc lương trước thời hạn
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng đạt đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dưới đây chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét, nâng bậc lương trước thời hạn tối đa là mười hai (12) tháng, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn
a) Đạt đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, cấp độ lập thành tích trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị (Quy chế do Thủ trưởng cùng với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định về tiêu chuẩn, cấp độ lập thành tích xuất sắc và số tháng được nâng bậc lương trước thời hạn).
b) Đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
...
Theo đó, người lao động trong Tòa án nhân dân sẽ phải có những tiêu chuẩn sau để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc như sau:
- Đạt đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, cấp độ lập thành tích trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị (Quy chế do Thủ trưởng cùng với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định về tiêu chuẩn, cấp độ lập thành tích xuất sắc và số tháng được nâng bậc lương trước thời hạn).
- Đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV.
Như vậy, người lao động trong Tòa án nhân dân sẽ phải có các tiêu chuẩn như trên để được xét nâng bậc lương trước hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?