Nâng giá chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch bị phạt bao nhiêu tiền? Bán chè đậu đỏ Ngày Thất tịch gây ngộ độc thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Nâng giá chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 29 Luật Giá 2023 thì cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ bắt buộc phải niêm yết giá bán hàng hóa dịch vụ bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức dưới đây:
- In, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy.
- Hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa.
- Hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
a) Phạt tiền;
b) Tước có thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là hình thức xử phạt bổ sung.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
...
Từ những quy định trên thì hành vi nâng giá chè đậu đỏ nhân ngày Thất tịch của cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với hành vi nâng giá chè đậu đỏ nhân ngày Thất tịch của tổ chức thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Nâng giá chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch bị phạt bao nhiêu tiền? Bán chè đậu đỏ Ngày Thất tịch gây ngộ độc thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Bán chè đậu đỏ Ngày Thất tịch gây ngộ độc thực phẩm thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, đối với hành vi bán chè đậu đỏ khiến cho từ 01 người đến 04 người bị ngộ độc thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân có thể bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trường hợp gây ngộ độc thực phẩm ảnh từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức là gấp 02 lần đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Thất tịch không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày Thất tịch không phải là một trong những ngày lễ mà người lao động Việt Nam được nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Người lao động vẫn phải đi làm vào ngày này nếu ngày Thất tịch rơi vào ngày đi làm hàng tuần của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?