Nắng nóng kéo dài thì có được xem là thiên tai hay không? Nắng nóng kéo dài được chia theo mấy cấp độ rủi ro?

Theo tình hình của Việt Nam trong 1-2 tháng trở lại đây thì việc nắng nóng diễn ra vô cùng gay gắt kèm theo đó là tình trạng khô hạn thiếu nước vậy cho tôi hỏi nắng nóng kéo dài thì có được xem là 1 dạng của thiên tai hay không? Nắng nóng kéo dài được chia theo mấy cấp độ rủi ro? Câu hỏi của V.T (Tây Ninh).

Nắng nóng kéo dài thì có được xem là thiên tai hay không?

Vậy đầy tiên phải hiểu quy định của pháp luật về thiên tai là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Theo đó, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó bao gồm cả "nắng nóng và hạn hán".

Như vậy, việc nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán thiếu nước trầm trọng là vì môi trường và thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, điều kiện sống, môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội cũng bị tác động rất lớn.

Nắng nóng kéo dài thì có được xem là thiên tai hay không? Nắng nóng kéo dài được chia theo mấy cấp độ rủi ro?

Nắng nóng kéo dài thì có được xem là thiên tai hay không? Nắng nóng kéo dài được chia theo mấy cấp độ rủi ro? (Hình từ Internet)

Nắng nóng kéo dài được chia theo mấy cấp độ rủi ro?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống thiên tai 2013, về các cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

Theo đó, các tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:

1) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;

2) Phạm vi ảnh hưởng;

3) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.

Bên cạnh đó, thì tại Điều 47 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cũng nói chi tiết về các cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng như sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 35°c đến 37°c, kéo dài từ 3 ngày trở lên;
b) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 37oc đến 39°c, kéo dài từ 3 ngày tới 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ hoặc kéo dài từ 3 ngày tới 10 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ;
c) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 39°c đến 41 °C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
d) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 41°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở khu vực Trung Bộ.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 37°c đến 39°c, kéo dài từ trên 10 ngày đến 25 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài trên 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
b) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 39oc đến 41°C, kéo dài từ 3 ngày đến 10 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài từ trên 5 ngày đến 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
c) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 41oc, kéo dài từ 3 ngày đến 10 ngày ở khu vực Bắc Bộ; kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở khu vực Trung Bộ.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 37°c đến 39°c, kéo dài trên 25 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ;
b) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 39°c đến 41°C, kéo dài trên 10 ngày đến 25 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài trên 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
c) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 41°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài từ trên 10 ngày đến 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ trên 39°c đến 41°C, kéo dài trên 25 ngày tại khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ;
b) Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 41°C, kéo dài từ trên 10 ngày ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc kéo dài trên 25 ngày ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.

Như vậy, theo những quy định trên thì việc nắng nóng kéo dài được chia theo 4 cấp độ rủi ro.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4

Bảng màu phân chia cấp độ rủi ro do nắng nóng kéo dài như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Bảng 7 Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng kéo dài như sau:

Cấp độ rủi ro do nắng nóng kéo dài

Rủi ro thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thiên tai động đất là gì? Thiên tai động đất có được dự báo trước hay không? Rủi ro thiên tai động đất nặng nhất là rủi ro cấp độ mấy?
Pháp luật
Thang Richter là gì? Các cấp độ của động đất theo thang Richter như thế nào? 05 cấp độ rủi ro thiên tai do động đất là gì?
Pháp luật
Bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần sẽ do cơ quan nào có trách nhiệm ban hành?
Pháp luật
Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9 có gây ngập TP HCM? Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai cấp mấy?
Pháp luật
Động đất 5 độ richter có mạnh không? Động đất 5 độ richter gây ảnh hưởng như thế nào? Có gây chết người không?
Pháp luật
Rủi ro thiên tai do động đất cấp độ 1 được đo như thế nào? Các biện pháp dùng để ứng phó đối với động đất là những biện pháp nào?
Pháp luật
Vị trí nguồn phát sinh ra động đất? Các mức độ chấn động mặt đất do động đất được xác định như thế nào?
Pháp luật
Không kiểm tra ngăn chặn các tình huống gia tăng rủi ro thiên tai bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Dự báo thời tiết Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 12/09 và 13/9: Mưa kéo dài đến khi nào? Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1?
Pháp luật
Mưa lớn ở TPHCM và miền Nam từ ngày 12-13/9 gây ngập úng theo tin dự báo thời tiết TPHCM ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rủi ro thiên tai
946 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rủi ro thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rủi ro thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào