Nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng nào? Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân?
Nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
2. Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
3. Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
Nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng nào? Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia
1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên phòng.
2. Hội đồng nhân dân các cấp: Thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Biên phòng Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Lập dự toán trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm ngân sách từ các nguồn để thực thi nhiệm vụ biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân của địa phương và xây dựng Bộ đội Biên phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới; triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và Ngày biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan liên quan xử lý tình huống an ninh, trật tự ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Quốc phòng xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới;
d) Chủ trì huy động lực lượng, phương tiện tại địa phương thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan tổ chức huy động lực lượng, phương tiện dân sự tham gia Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh;
e) Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân.
Nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân là gì?
Nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân được quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, bao gồm:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ ở khu vực biên giới;
- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới;
- Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;
- Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp; xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại;
- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?