Nề ngõa là gì? Thi công và công tác bảo quản chi tiết trang trí nề ngõa được quy định như thế nào?
Nề ngõa là gì?
Nề ngõa được giải thích theo tiểu mục 3.13 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12603:2018 cụ thể:
Nề ngõa (traditional masonry)
Các công việc trong xây dựng công trình kiến trúc cổ có tính cổ truyền như xây, lợp mái, trang trí...
Theo đó, nề ngõa là các công việc trong xây dựng công trình kiến trúc cổ có tính cổ truyền như xây, lợp mái, trang trí...
Trang trí nề ngõa (Hình từ Internet)
Loại hình trang trí nề ngõa gồm những loại nào?
Những loại hình trang trí nề ngõa quy định ở tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12603:2018 cụ thể:
Quy định chung
4.1 Những loại hình trang trí nề ngõa
4.1.1 Phù điêu, con giống, tượng không tô màu hoặc có tô màu, hoặc tô da, trau bằng vữa màu.
4.1.2 Phù điêu, con giống, tượng có hình thức hoàn thiện bằng kỹ thuật gắn mảnh gốm, sứ, thủy tinh kết hợp tô, trau màu.
4.1.3 Chi tiết trang trí đắp nổi, khắc chìm khác như phào, chỉ, hoa văn... không tô màu, hoặc có tô màu, hoặc tô da bằng vữa màu.
4.1.4 Chi tiết trang trí, tượng tròn và phù điêu được hoàn thiện bằng gắn mảnh gốm, sứ, thủy tinh kết hợp tô màu.
...
Theo đó, loại hình trang trí nề ngõa gồm những loại sau:
- Phù điêu, con giống, tượng không tô màu hoặc có tô màu, hoặc tô da, trau bằng vữa màu.
- Phù điêu, con giống, tượng có hình thức hoàn thiện bằng kỹ thuật gắn mảnh gốm, sứ, thủy tinh kết hợp tô, trau màu.
- Chi tiết trang trí đắp nổi, khắc chìm khác như phào, chỉ, hoa văn... không tô màu, hoặc có tô màu, hoặc tô da bằng vữa màu.
- Chi tiết trang trí, tượng tròn và phù điêu được hoàn thiện bằng gắn mảnh gốm, sứ, thủy tinh kết hợp tô màu.
Thi công và công tác bảo quản chi tiết trang trí nề ngõa được quy định như thế nào?
Thi công và công tác bảo quản chi tiết trang trí nề ngõa quy định ở Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12603:2018 cụ thể:
Các loại hình bảo quản chi tiết trang trí nề ngõa
- chống phai màu.
- chống rêu mốc.
- chống mủn mục.
- chống hút ẩm và các loại hình khác.
Điều kiện cần cho thi công bảo quản
Công trường cần có đủ các điều kiện: hướng dẫn kỹ thuật về quy trình thi công, hóa chất hoặc kỹ thuật bảo quản khác, phương tiện hỗ trợ thi công và an toàn, chứng chỉ chất lượng của kỹ thuật bảo quản hoặc kết quả áp dụng của công trình khác tương tự công trình di tích đang cần bảo quản, có chuyên gia hoặc thợ có đủ trình độ chuyên môn thực hiện kỹ thuật bảo quản.
Thi công
- Bao che: kết cấu bao che tạm có trong suốt thời gian theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật.
- Bóc tách lớp phủ: việc bóc tách lớp phủ bên ngoài chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ phía thiết kế hoặc cơ quan quản lý di tích nhằm bộc lộ lớp nguyên gốc có giá trị, loại bỏ các lớp phủ vôi hoặc phủ màu không phải nguyên gốc. Việc giữ lại một phần lớp phủ do hồ sơ thiết kế chỉ định.
Việc bóc tách được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và đã được đào tạo với những dụng cụ và quy trình kỹ thuật phù hợp.
Việc bóc tách lớp bề mặt cũng được thực hiện đối với phần vỏ đã hư hỏng không thể giữ lại mà phải tách ra để gắn trả lại vào vị trí cũ. Tiến hành ghi hình, mô tả từng lớp phủ trước khi bóc tách; ghi hình, mô tả bề mặt chi tiết trang trí sau khi bóc tách.
- Vệ sinh: công tác vệ sinh nhằm làm sạch chi tiết trang trí khỏi bụi, tạp chất hay rêu, mốc bám trên bề mặt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo quản, tu bổ. Biện pháp vệ sinh được thực hiện phù hợp với yêu cầu thiết kế và không làm hại đến di tích.
Sau khi vệ sinh tiến hành tu bổ theo 6.3.5 và bảo quản ngay để chống nhiễm bẩn trở lại.
- Thử nghiệm: một phần nhỏ trước khi tiến hành xử lý toàn bộ trang trí được thử nghiệm theo chỉ định của thiết kế.
Nếu thiết kế không chỉ định thì đối với các trường hợp chưa có kinh nghiệm thực tế cũng phải thử nghiệm. Đối tượng thử nghiệm là các chi tiết, các vị trí trang trí đại diện cho tất cả các loại hình trang trí được chỉ định bảo quản.
Việc thử nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật của nhà cung cấp kỹ thuật bảo quản. Thời gian theo dõi kết quả thử nghiệm: đến khi kết quả đã ổn định theo hồ sơ kỹ thuật.
Các chỉ tiêu cần theo dõi, đánh giá: màu sắc, độ bền, chỉ tiêu mục đích của công tác bảo quản chống rêu mốc, chống biến màu, chống mủn mục... Nếu có chỉ tiêu cần thời gian theo dõi lâu dài thì phải thí nghiệm trước khi tiến hành thi công hoặc phải có kết quả áp dụng tại công trình tương tự khác.
- Tu sửa nhỏ: công tác trám vá các chỗ sứt nhỏ, gắn vá các mẩu gẫy rời, tu bổ cục bộ màu sắc trước khi bảo quản. Việc thực hiện tu sửa nhỏ tiến hành theo Điều 7 của tiêu chuẩn này.
- Bảo quản toàn bộ trang trí: sau khi phần thử nghiệm thành công mới tiến hành bảo quản toàn bộ. Thực hiện bảo quản theo hướng dẫn kỹ thuật. Trong quá trình thi công bảo quản luôn luôn che chắn di tích khỏi các tác động bất lợi của thời tiết và các tác động có hại khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?