Nếu các vụ án hình sự phục hồi điều tra cần gia hạn thời gian điều tra thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
- Việc giao, gửi thông báo quyết định phục hồi điều tra trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
- Thời hạn gia hạn điều tra đối với các vụ án phục hồi điều tra được quy định như thế nào?
- Nếu các vụ án hình sự được phục hồi điều tra cần gia hạn thời gian điều tra thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Việc giao, gửi thông báo quyết định phục hồi điều tra trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP hướng dẫn Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Phục hồi, đình chỉ điều tra đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra
...
5. Việc giao, gửi, thông báo quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 232 và khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra gửi quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để kiểm sát theo quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, việc giao, gửi thông báo quyết định phục hồi điều tra trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải giao quyết định phục hồi điều tra tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp;
Ngoài ra, cơ quan điều tra phải giao bản quyết định phục hồi điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; người bào chữa và thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Thời hạn gia hạn điều tra đối với các vụ án phục hồi điều tra được quy định như thế nào?
Thời hạn gia hạn điều tra đối với các vụ án phục hồi điều tra được quy định như thế nào? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.
...
Theo đó, trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Thời hạn gia hạn điều tra vụ án hình sự được quy định dựa trên mức độ nghiêm trọng của việc phạm tội, cụ thể như sau:
(1) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
(2) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
(3) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Nếu các vụ án hình sự được phục hồi điều tra cần gia hạn thời gian điều tra thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc chấp hành thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
...
2. Trường hợp cần gia hạn thời hạn điều tra đối với các vụ án phục hồi điều tra do tính chất phức tạp của vụ án theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra căn cứ, điều kiện gia hạn và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Chiếu theo quy định này, trong trường hợp các vụ án hình sự được phục hồi điều tra cần gia hạn thời gian điều tra thì Kiểm sát viên có trách nhiệm:
- Kiểm tra căn cứ, điều kiện gia hạn và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?