Nếu có thái độ kỳ thị khách du lịch là người khuyết tật thì chủ khách sạn có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi kỳ thị người khuyết tật có vi phạm pháp luật không?
Kỳ thị người khuyết tật (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định người có hành vi kỳ thị người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi kỳ thị người khuyết tật được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ khách sạn có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền nếu có thái độ kỳ thị khách du lịch là người khuyết tật?
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh du lịch như sau:
Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;
b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;
c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
...
Căn cứ quy định trên thì chủ khách sạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có thái độ kỳ thị khách du lịch là người khuyết tật.
Lưu ý: Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại các Điều 6 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kỳ thị khách du lịch của chủ khách sạn không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Căn cứ các quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kỳ thị khách du lịch của chủ khách sạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?