Nếu không có Căn cước công dân thì có những giấy tờ nào để thay thế khi đi thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Nếu không có Căn cước công dân thì có những giấy tờ nào để thay thế khi đi thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Theo Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của thí sinh khi đi thi tốt nghiệp THPT quốc gia như sau:
Trách nhiệm của thí sinh
1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với nơi ĐKDT để được hỗ trợ
2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
Như vậy nếu không có Căn cước công dân thì thí sinh có thể thay thế bằng Chứng minh nhân dân. Nếu không có Chứng minh nhân dân để thay thế thì thì sinh phải báo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
Nếu không có Căn cước công dân thì có những giấy tờ nào để thay thế khi đi thi tốt nghiệp THPT quốc gia? (hình ảnh lấy từ internet)
Ai là trưởng điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định về ban coi thi như sau:
Ban Coi thi
a) Thành phần: Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ thông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi; nhân viên y tế, công an (hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt
Như vậy, Trường điểm là lãnh đạo trường phổ thông. Trưởng điểm thi có thể là Hiệu trưởng hoặc các Phó hiệu trưởng trường THPT nơi thí sinh thi.
Trách nhiệm của Trưởng điểm thi là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về quy định tổ chức coi thi và trách nhiệm của trưởng điểm thi như sau:
Quy trình tổ chức coi thi và trách nhiệm thực hiện
1. Theo phân công của Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm:
a) Điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi; bảo đảm các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm phong trước mỗi buổi thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi;
b) Trước mỗi buổi thi: Quy định một số cách đánh số báo danh và phát đề thi trong phòng thi và cho đại diện CBCT bóc thăm cách đánh số báo danh, phát đề thi cho toàn bộ điểm thi; tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bốc thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi; bảo đảm các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi;
c) Bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 mét để bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi.
Như vậy, trách nhiệm của trưởng điểm thi được quy định như sau:
- Điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi; bảo đảm các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm phong trước mỗi buổi thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi.
- Trước mỗi buổi thi:
+ Quy định một số cách đánh số báo danh và phát đề thi trong phòng thi và cho đại diện CBCT bóc thăm cách đánh số báo danh, phát đề thi cho toàn bộ điểm thi.
+ Tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bốc thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi; bảo đảm các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi;
- Bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 mét để bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?