Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không? Nếu được thì bản cấp lại có giá trị như bản gốc không?
- Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không? Nếu được thì bản cấp lại có giá trị như bản gốc không?
- Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề không? Nếu được thì mức vay tối đa là bao nhiêu?
- Thời hạn bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề được tính từ ngày nào?
Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không? Nếu được thì bản cấp lại có giá trị như bản gốc không?
Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
...
2. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
- Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
- Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
- “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Như vậy, thẻ học nghề được cấp cho bộ đội xuất ngũ bị mất thì vẫn được cấp lại, việc cấp lại thẻ, người được cấp thẻ phải liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp thẻ để được hướng dẫn.
Hiện không có quy định nói rằng bản cấp lại của thẻ học nghề không có giá trị pháp lý tương đương với bản đã cấp. Do đó, có thể hiểu bản cấp lại của thẻ học nghề vẫn có giá trị như bản đã cấp lần đầu.
Bộ đội xuất ngũ (Hình từ Internet)
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề không? Nếu được thì mức vay tối đa là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
1. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
...
Theo đó, bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg.
Và theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Như vây, bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề tối đa 4.000.000 đồng/tháng/người.
Thời hạn bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề được tính từ ngày nào?
Theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:
Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Theo đó, thời hạn bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?