Nếu một người trở thành thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì Nước cử có cần phải thông báo cho Nước tiếp nhận biết không?
- Nếu một người trở thành thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì Nước cử có cần phải thông báo cho Nước tiếp nhận biết không?
- Trong trường hợp viên chức ngoại giao chết thì thành viên trong gia đình của họ sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến khi nào?
- Trong trường hợp có xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải làm gì để giúp đỡ viên chức ngoại giao và thành viên trong gia đình của họ được rời đi?
Nếu một người trở thành thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì Nước cử có cần phải thông báo cho Nước tiếp nhận biết không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.
Theo đó, nếu một người trở thành thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì Nước cử có cần phải thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận biết về thông tin này.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Trong trường hợp viên chức ngoại giao chết thì thành viên trong gia đình của họ sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại
3. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.
4. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện
Như vậy, trong trường hợp viên chức ngoại giao chết thì thành viên trong gia đình của họ sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.
Trong trường hợp có xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải làm gì để giúp đỡ viên chức ngoại giao và thành viên trong gia đình của họ được rời đi?
Căn cứ theo Điều 44 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Nước tiếp nhận, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang, phải dành sự giúp đỡ cần thiết để những người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ không phải là công dân Nước tiếp nhận, cũng như các thành viên gia đình họ, không phân biệt quốc tịch nào, được rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận trong thời hạn sớm nhất. Đặc biệt, nếu cần, Nước tiếp nhận phải dành cho họ các phương tiện vận chuyển cần thiết cho bản thân họ và tài sản của họ
Theo đó, trong trường hợp có xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải dành sự giúp đỡ cần thiết để viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận, cũng như các thành viên trong gia đình của họ, không phân biệt quốc tịch nào, được rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận trong thời hạn sớm nhất.
Đặc biệt, nếu cần, Nước tiếp nhận phải dành cho họ các phương tiện vận chuyển cần thiết cho bản thân họ và tài sản của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?