Nếu người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ khi nào?
- Nếu người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ khi nào?
- Trong mua bán hàng hóa, người mua không trả tiền và nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán cần làm gì?
- Nếu người mua trong mua bán hàng hóa quốc tế đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng thì họ cần phải làm gì?
Nếu người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.
2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:
a. Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.
b. Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.
Như vậy, nếu người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ khi từ ngày người mua thanh toán.
Và người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:
- Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.
- Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Trong mua bán hàng hóa, người mua không trả tiền và nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 85 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Như vậy, trong mua bán hàng hóa, người mua không trả tiền và nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa.
Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Nếu người mua trong mua bán hàng hóa quốc tế đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng thì họ cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 86 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy, để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người này tại nơi đến và nếu người mua sử dụng quyền từ chối hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa, chi phí do người bán chịu với điều kiện là người mua có thể làm việc này mà không phải trả tiền hàng và không gặp trở ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp dụng nếu người bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và nghĩa vụ của người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản này được điều chỉnh bằng quy định tại khoản trên.
Như vậy, nếu người mua trong mua bán hàng hóa quốc tế đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy, để bảo quản hàng hóa.
Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?