Nếu thấy cần thiết thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử những vụ án hình sự có tính chất như thế nào?
- Nếu thấy cần thiết thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử những vụ án hình sự có tính chất như thế nào?
- Khi Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hình sự thì quyết định phân công này do ai ký?
- Sự có mặt của Viện trưởng Viện kiểm sát tại phiên tòa hình sự được quy định như thế nào?
Nếu thấy cần thiết thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử những vụ án hình sự có tính chất như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa
...
2. Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc vụ án liên quan đến người có chức sắc cao trong tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài hoặc dự kiến xét xử bị cáo với mức hình phạt cao nhất, nếu thấy cần thiết thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải trực tiếp tham gia phiên tòa.
Nếu thấy cần thiết thì Viện trưởng viện Kiểm sát phải trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử những vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc vụ án liên quan đến người có chức sắc cao trong tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài hoặc dự kiến xét xử bị cáo với mức hình phạt cao nhất.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể tham gia trong các trường hợp này chứ không nhất thiết chỉ là Viện trưởng mới được tham gia.
Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử những vụ án hình sự nào? (Hình từ Internet)
Khi Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hình sự thì quyết định phân công này do ai ký?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa
...
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Phó Viện trưởng ký quyết định phân công phải ghi rõ là “KT. VIỆN TRƯỞNG”.
Như vậy, khi Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hình sự thì quyết định phân công này được Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa.
Phó Viện trưởng ký quyết định phân công phải ghi rõ là “KT. VIỆN TRƯỞNG”.
Sự có mặt của Viện trưởng Viện kiểm sát tại phiên tòa hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa
1. Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa thực hiện theo Điều 289 Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Và căn cứ theo Điều 289 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát về bản chất cũng là một Kiểm sát viên nên khi tham gia phiên tòa hình sự được thực hiện như sau:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
- Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?