Nếu vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Văn bản nào hiện đang quy định về chất lượng đối với bao bì nhựa, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm?
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Nếu vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Văn bản nào hiện đang quy định về chất lượng đối với bao bì nhựa, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm?
Quy định về việc đóng gói thực phẩm chị có thể tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Không có quy định khác về quy cách đóng gói như thế nào.
Tại Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các sản phẩm bao bì, dụng cụ nhựa; Cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan khác.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
Còn về vận chuyển thực phẩm, chị xem tham khảo Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010:
"Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị."
Nếu vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Nếu vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện bảo quản theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc quy định an toàn thực phẩm tương ứng trong quá trình vận chuyển;
b) Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cùng các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với chất, hóa chất độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, nếu có hành vi vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm sẽ bị xử phạt thấp nhất là 3.000.000 đồng và cao nhất là 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 6.000.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?