Ngạch Thanh tra viên quốc phòng thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay được quy định thế nào?
Ngạch Thanh tra viên quốc phòng thuộc công chức loại mấy?
Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) quy định về các ngạch công chức loại A1 thì ngạch Thanh tra viên quốc phòng được áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Mức lương hiện nay của Thanh tra viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hiện nay, mức lương của Thanh tra viên quốc phòng (công chức loại A1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng thì mức lương của Thanh tra viên quốc phòng (công chức loại A1) như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương từ trước ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2.34 | 3.486.600 |
Bậc 2 | 2.67 | 3.978.300 |
Bậc 3 | 3.00 | 4.470.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 4.961.700 |
Bậc 5 | 3.66 | 5.453.400 |
Bậc 6 | 3.99 | 5.945.100 |
Bậc 7 | 4.32 | 6.436.800 |
Bậc 8 | 4.65 | 6.928.500 |
Bậc 9 | 4.98 | 7.420.200 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể:
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.812.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 |
Ngạch Thanh tra viên quốc phòng thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg có quy định về nhiệm vụ của ngạch Thanh tra viên quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên
1. Chức trách
Thanh tra viên có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện một số lĩnh vực công tác thanh tra và các nhiệm vụ khác; được giao chủ trì hoặc trực tiếp thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp Thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; trực tiếp thu thập, xác minh tài liệu, lập hồ sơ thanh tra;
c) Nghiên cứu, tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra;
d) Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng kết luận thanh tra làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;
đ) Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
e) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật thanh tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra giao.
...
Theo quy định thì Thanh tra viên quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra;
- Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp Thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; trực tiếp thu thập, xác minh tài liệu, lập hồ sơ thanh tra;
- Nghiên cứu, tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra;
- Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng kết luận thanh tra làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;
- Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
- Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 và Điều 54 Luật Thanh tra 2010;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?