Ngạch thống kê viên cao cấp thuộc công chức loại mấy? Mức lương của thống kê viên cao cấp là bao nhiêu?
Ngạch thống kê viên cao cấp thuộc công chức loại mấy?
Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) quy định về các ngạch công chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) như sau:
Theo quy định nêu trên thì ngạch thống kê viên cao cấp thuộc công chức loại A3.1.
Mức lương của thống kê viên cao cấp hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của thống kê viên cao cấp (công chức loại A3.1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng thì mức lương của thống kê viên cao cấp (công chức loại A3.1) như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A3.1 | Mức lương từ ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 6.20 | 9.238.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 9.774.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 10.310.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 10.847.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 11.383.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 11.920.000 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể:
Hệ số lương | Công chức loại A3.1 | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 6.20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Ngạch thống kê viên cao cấp thuộc công chức loại mấy? Mức lương của thống kê viên cao cấp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thống kê viên cao cấp có nhiệm vụ gì?
Theo tiểu mục 1 Mục 1 Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 03/2008/QĐ-BNV quy định như sau:
I. THỐNG KÊ VIÊN CAO CẤP (TƯƠNG ĐƯƠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP)
1. Chức trách
Thống kê viên cao cấp là công chức có trình độ cao nhất về chuyên môn nghiệp vụ thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị thuộc hệ thống thống kê nhà nước và chủ trì triển khai những hoạt động thống kê quan trọng có ý nghĩa đối với toàn ngành hoặc địa phương theo chuẩn mực của phương pháp luận thống kê và quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
- Chủ trì, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực thống kê trong phạm vi cả nước hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tham gia hoặc chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo, thẩm định và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê; chọn lọc và vận dụng các phương pháp thống kê tiên tiến của quốc tế phù hợp với điều kiện ngành Thống kê Việt Nam;
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương, các tổ chức, các đơn vị triển khai các hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê;
- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm và đề xuất các phương pháp đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia chính vào việc biên soạn và thẩm định các sản phẩm thông tin thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia chính vào việc biên soạn chương trình, giáo trình và giảng dạy tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thống kê cho các đối tượng trong và ngoài ngành thống kê.
3. Tiêu chuẩn về năng lực:
- Chủ trì, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các thống kê viên chính, thống kê viên và cộng tác viên triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ thống kê;
- Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác thống kê;
- Có năng lực tổ chức thực hiện việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ thống kê đối với công chức trong hệ thống Thống kê nhà nước;
- Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành thống kê đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thống kê;
- Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thống kê.
...
Theo quy định thì Thống kê viên cao cấp có nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực thống kê trong phạm vi cả nước hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tham gia hoặc chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo, thẩm định và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê; chọn lọc và vận dụng các phương pháp thống kê tiên tiến của quốc tế phù hợp với điều kiện ngành Thống kê Việt Nam;
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương, các tổ chức, các đơn vị triển khai các hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê;
- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm và đề xuất các phương pháp đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia chính vào việc biên soạn và thẩm định các sản phẩm thông tin thống kê;
- Chủ trì hoặc tham gia chính vào việc biên soạn chương trình, giáo trình và giảng dạy tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thống kê cho các đối tượng trong và ngoài ngành thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?