Ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp nào?
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cần làm gì trong việc bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay?
- Ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp nào?
- Việc thiết lập khu vực hạn chế trong cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cần làm gì trong việc bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thiết lập các chốt canh gác, tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại các khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, vi phạm trật tự công cộng, hành lý vô chủ, người hoặc đồ vật có dấu hiệu uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra canh gác chung để duy trì, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong việc bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay cần thực hiện:
- Thiết lập các chốt canh gác, tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại các khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, vi phạm trật tự công cộng, hành lý vô chủ, người hoặc đồ vật có dấu hiệu uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra canh gác chung để duy trì, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay.
Kiểm soát an ninh hàng không (Hình từ Internet)
Ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không
1. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không có trách nhiệm quản lý địa bàn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay và cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không, tấn công tàu bay trong giai đoạn cất cánh, hạ cánh.
2. Công an cấp phường, xã nơi có cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuần tra khu vực lân cận bên ngoài cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
Theo đó, ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không.
Việc thiết lập khu vực hạn chế trong cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thiết lập và bảo vệ khu vực hạn chế
1. Cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không phải thiết lập các khu vực hạn chế. Việc thiết lập khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không, tính chất hoạt động hàng không dân dụng và không gây cản trở cho người, phương tiện vào, ra và hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp là hành khách đi tàu bay hoặc trong trường hợp khẩn nguy sân bay.
3. Người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục; trường hợp cần thiết theo quy định phải được lục soát an ninh hàng không, trừ trường hợp khẩn nguy.
4. Khu vực hạn chế phải được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không thích hợp.
5. Đối với khu vực quân sự tiếp giáp với khu vực hạn chế tại sân bay dùng chung, lực lượng quân đội phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ.
6. Đối với sân bay chuyên dùng, người khai thác sân bay hoặc người khai thác tàu bay tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ sân bay.
Như vậy, Cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không phải thiết lập các khu vực hạn chế.
Việc thiết lập khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không, tính chất hoạt động hàng không dân dụng và không gây cản trở cho người, phương tiện vào, ra và hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?