Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện những hoạt động ngoại hối nào trên thị trường quốc tế mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước?
- Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện những hoạt động ngoại hối nào trên thị trường quốc tế mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước?
- Ngân hàng Chính sách Xã hội có phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ không?
- Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối nào trên thị trường trong nước mà không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước?
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện những hoạt động ngoại hối nào trên thị trường quốc tế mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước?
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Chính sách Xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN, khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2019/TT-NHNN) như sau:
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Chính sách Xã hội
...
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Thanh toán, chuyển tiền quốc tế;
b) Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế;
c) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước;
3. Đối với các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
a) Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện có thời hạn đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trên cơ sở Ngân hàng Chính sách Xã hội đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ như đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều 10 và điểm a, c, d, đ, e khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế mà không phải xin phép sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
(1) Thanh toán, chuyển tiền quốc tế;
(2) Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế;
(3) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước.
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện những hoạt động ngoại hối nào trên thị trường quốc tế mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách Xã hội có phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ không?
Việc kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng chính sách được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Ngân hàng chính sách
1. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách.
3. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách Xã hội phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối nào trên thị trường trong nước mà không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) quy định thì Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin phép sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
(1) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay;
(2) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;
(3) Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
(4) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
(5) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
(6) Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
(7) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
(8) Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối;
(9) Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
(10) Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?