Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt được sử dụng khoản vay nào để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền?
Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt sử dụng khoản vay nào để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền?
Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt sử dụng khoản vay đặc biệt (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2021/TT-NHNN thì ngân hàng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN vào các mục đích sau:
- Chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên đi vay;
- Chi trả tiền gửi của đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về các trường hợp cho vay đặc biệt như sau:
Các trường hợp cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
…
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
…
b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ khi công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;
…
3. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
…
b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;
Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt không được sử dụng khoản vay đặc biệt chi trả cho đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2021/TT-NHNN thì ngân hàng được kiểm soát đặc biệt không được sử dụng khoản vay đặc biệt để chi trả cho đối tượng bao gồm:
- Người có liên quan của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Người điều hành của tổ chức tín dụng;
- Người có liên quan của người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Để được cho vay đặc biệt, Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt phải sử dụng tài sản bảo đảm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2021/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-NHNN) quy định như sau:
Tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định
1. Trường hợp khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, bên đi vay phải sử dụng tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cầm cố: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
b) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
c) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b Khoản này) và doanh nghiệp khác;
Theo đó, để được cho vay đặc biệt, Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt phải sử dụng các tài sản bảo đảm như sau:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
- Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
- Trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) và doanh nghiệp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?