Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại IBEC?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại IBEC? Câu hỏi của anh B.L.A đến từ TP.HCM.

Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì?

Đối chiếu với quy định tại Phụ lục IV được ban hành kèm theo Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” tại Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 thì:

Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là tổ chức tài chính quốc tế thành lập năm 1963 trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Khối SEV cũ), có trụ sở đặt tại Mat-xcơ-va, Liên bang Nga.

Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là thực hiện thanh toán đa phương, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ phát triển kinh tế và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước thành viên cũng như giữa các nước thành viên và các nước khác.

Vốn điều lệ của IBEC là 400 triệu EUR.

Bên cạnh các hoạt động truyền thống như cho vay (trực tiếp hoặc hợp vốn) và cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, IBEC định hướng ưu tiên phát triển hoạt động tài trợ thương mại nhằm phát huy vai trò của IBEC trong việc hỗ trợ thúc đẩy hợp tác kinh tế đối ngoại giữa các nước thành viên Ngân hàng.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của 06 thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng khu vực và quốc tế, bao gồm:

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),

- Ngân hàng Thế giới (WB),

- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),

- Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB),

- Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC),

Mới đây nhất là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) với tư cách thành viên sáng lập.

Quan hệ Việt Nam - Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) như thế nào?

Theo quy định tại Phụ lục IV được ban hành kèm theo Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” tại Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 thì:

Việt Nam gia nhập Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) năm 1977.

Cổ phần được phân bổ của Việt Nam tại IBEC là 1,4 triệu EUR, trong đó phần vốn thực góp của Việt Nam tại IBEC là 0,7 triệu EUR, tương đương 0,35% tổng vốn thực góp của IBEC.

Giai đoạn trước năm 1990, IBEC, với chức năng chính là thực hiện thanh toán đa phương và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã góp phần hỗ trợ quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước thành viên Ngân hàng.

Tuy nhiên, kể từ sau năm 1990 khi hoạt động của IBEC bị đình trệ, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và IBEC nhìn chung ở mức khiêm tốn. Do IBEC chủ yếu cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng nên quan hệ giữa Việt Nam và IBEC rất hạn chế, IBEC hầu như không có dự án tài trợ cho Việt Nam.

Trong quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại Việt Nam, IBEC đã thiết lập quan hệ đại lý và ký thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, tuy nhiên, các thỏa thuận này chưa được triển khai tích cực trên thực tế.

Với tư cách là nước thành viên có trách nhiệm của IBEC, Việt Nam luôn tham gia tích cực vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng, hoàn thành đầy đủ và kịp thời các nghị quyết quan trọng của Ngân hàng, kết nối hợp tác giữa IBEC và cộng đồng doanh nghiệp và tài chính trong nước, góp phần hỗ trợ IBEC triển khai hiệu quả các nỗ lực cải cách và đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.

Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì?

Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế?

Đối chiếu với quy định tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
...
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Như vậy, cơ quan Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng:

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);

- Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại IBEC?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế
1,019 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào