Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập?
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017 quy định về vị trí của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí, chức năng
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thống đốc) thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
Căn cứ trên quy dịnh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được quyền cho vay thanh toán đối với các tổ chức nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.
2. Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; đầu mối tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trong phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.
3. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước.
4. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng (trừ công tác thanh tra đối với các lĩnh vực này).
5. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được Thống đốc ủy quyền.
6. Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.
7. Thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc.
8. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi theo thẩm quyền và Quy chế phối hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
9. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tiếp công dân, công tác giải quyết xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh.
...
Theo quy định nêu trên thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được quyền cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh do ai lãnh đạo, điều hành?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017 quy định như sau:
Lãnh đạo, điều hành
1. Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh do Giám đốc lãnh đạo, điều hành. Giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?