Ngân hàng nhà nước sẽ phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng khi xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền đúng không?
- Ngân hàng nhà nước sẽ phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng khi xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền đúng không?
- Việc phong tỏa tài khoản thanh toán sẽ chấm dứt khi những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền được giải quyết?
- Khi việc phong tỏa tài khoản thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng, ngân hàng nhà nước có phải bồi thường thiệt hại?
Ngân hàng nhà nước sẽ phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng khi xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền đúng không?
Việc phong tòa tài khoản thanh toán của khách hàng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền, ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
Lưu ý: Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
Phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng (Hình từ Internet)
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán sẽ chấm dứt khi những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền được giải quyết?
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
...
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
...
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Phong tỏa tài khoản thanh toán
...
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
a) Kết thúc thời hạn phong tỏa;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
...
Như vậy, khi đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền, ngân hàng nhà nước sẽ chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng.
Khi việc phong tỏa tài khoản thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng, ngân hàng nhà nước có phải bồi thường thiệt hại?
Việc bồi thường khi phong tỏa tài khoản thanh toán được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
c) (Bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP);
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ngân hàng nhà nước chỉ chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp việc phong tỏa tài khoản thanh toán là trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?