Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào? Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận?
Sử dụng Giấy phép như thế nào?
Theo Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về sử dụng Giấy phép của tổ chức tín dụng như sau:
"Điều 27. Sử dụng Giấy phép
1. Tổ chức được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
2. Tổ chức được cấp Giấy phép không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép."
Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định các trường hợp Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, như sau:
- Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
+ Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý; (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
+ Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.
- Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
+ Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng; (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
+ Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
+ Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại. ( được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng; (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
+ Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.(được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.(được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
- Việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.(được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
- Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;(được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
+ Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?