Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nào? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nào?
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được căn cứ Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng).
Đồng thời, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đây, vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 16/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;
+ Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 16/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được căn cứ Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tài chính - Kế toán.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Truyền thông.
13. Văn phòng.
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Phát hành và kho quỹ.
16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 25 cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.
- Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương;
- Các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tài chính - Kế toán.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
13. Vụ Truyền thông.
14. Văn phòng.
15. Cục Công nghệ thông tin.
16. Cục Phát hành và kho quỹ.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
26. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 26 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
...Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được tham dự Phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ); nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng).
Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định:
Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Vì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là thành viên của Chính phủ, nên đương nhiên được tham dự Phiên họp Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn có thể vắng mặt hoặc cử cấp phó tham dự phiên họp Chính phủ nếu có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 anh nha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?