Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích phải có tối thiểu các nội dung nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích phải có tối thiểu các nội dung nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Thời hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi kế hoạch khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng là bao lâu?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích phải có tối thiểu các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, có quy định về quy định nội bộ như sau:
Quy định nội bộ
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay;
b) Quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, xử lý rủi ro theo thẩm quyền đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc bảo đảm duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
b) Kế hoạch và biện pháp để bảo đảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản.
3. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi các văn bản này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích phải có tối thiểu những nội dung sau:
- Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay;
- Quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, xử lý rủi ro theo thẩm quyền đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, có quy định về hệ thống công nghệ thông tin như sau:
Hệ thống công nghệ thông tin
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và thực hiện báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng những yêu cầu lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và thực hiện báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm gì đối với các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Thời hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi kế hoạch khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, có quy định về Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1. Thường xuyên, liên tục tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này, trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi kế hoạch khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Thông tư này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính.
3. Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định thì trong thời gian tối đa 30 ngày kể ngày không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi kế hoạch khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?