Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không?

Cho tôi hỏi Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không? Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải chịu trách nhiệm trả nợ Bộ Tài chính thay cho người vay lại trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Tâm từ Phú Yên.

Ngân hàng phát triển Việt nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không?

Căn cứ khoản 4 Điều 28 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển như sau:

Quyền và nghĩa vụ của NHPT:
...
3. Kiểm tra, giám sát và yêu cầu Người vay lại cung cấp hồ sơ, chứng từ có liên quan tới quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của Người vay lại trước, trong và sau quá trình đầu tư. Được quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng và trả nợ vốn vay của Người vay lại.
4. Tự quyết định hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện Người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ theo thẩm quyền.
5. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư dự án cũng như quá trình sản xuất kinh doanh khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
...

Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền tự quyết định hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện Người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA theo thẩm quyền.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải chịu trách nhiệm trả nợ Bộ Tài chính thay cho người vay lại trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 28 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển như sau:

Quyền và nghĩa vụ của NHPT:
...
4. Tự quyết định hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện Người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ theo thẩm quyền.
5. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư dự án cũng như quá trình sản xuất kinh doanh khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
6. Khi đến hạn trả nợ, nếu Người vay lại không trả nợ và các bên không có thỏa thuận khác thì NHPT có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Trong trường hợp, NHPT cho vay lại theo hình thức tự chịu rủi ro tín dụng, NHPT chịu trách nhiệm trả nợ Bộ Tài chính thay cho Người vay lại.
7. Trường hợp cần thiết, khởi kiện Người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ, Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định, trong trường hợp, Ngân hàng Phát triển cho vay lại theo hình thức tự chịu rủi ro tín dụng mà người vay lại không trả nợ thì Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trả nợ Bộ Tài chính thay cho Người vay lại.

Người vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 29 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của Người vay lại như sau::

Quyền và nghĩa vụ của Người vay lại:
1. Quản lý, sử dụng vốn vay lại theo đúng mục đích trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho NHPT theo đúng các điều khoản quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ đã ký với NHPT hoặc Bộ Tài chính.
3. Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay quy định tại Điều 6 Quy chế này
4. Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHPT cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện Chương trình/dự án cho NHPT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan nói trên các tình huống phát sinh gây chậm trễ tiến trình thực hiện Chương trình/dự án và những thay đổi liên quan đến Chương trình/dự án.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của NHPT trong quá trình vay vốn và trả nợ.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho NHPT.

Như vậy, người vay lại vốn ODA có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

(1) Quản lý, sử dụng vốn vay lại theo đúng mục đích trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

(2) Thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Phát triển theo đúng các điều khoản quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ đã ký với Ngân hàng Phát triển hoặc Bộ Tài chính.

(3) Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay quy định tại Điều 6 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008.

(4) Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ngân hàng Phát triển cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện Chương trình/dự án cho Ngân hàng Phát triển, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đồng thời có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan nói trên các tình huống phát sinh gây chậm trễ tiến trình thực hiện Chương trình/dự án và những thay đổi liên quan đến Chương trình/dự án.

(5) Chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Phát triển trong quá trình vay vốn và trả nợ.

(6) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho Ngân hàng Phát triển.

Vay lại vốn ODA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được tự quyết định đình chỉ việc cho vay vốn khi phát hiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA không?
Pháp luật
Người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền lựa chọn đồng tiền vay không?
Pháp luật
Thời hạn cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vay lại vốn ODA
542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vay lại vốn ODA

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vay lại vốn ODA

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào