Ngân hàng quyết định hoàn trả thư tín dụng không phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng trong trường hợp nào?
Khách hàng của ngân hàng hoàn trả thư tín dụng là tổ chức hay cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Bên thụ hưởng là bên bán, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ quy định tại thư tín dụng hoặc bên có quyền thụ hưởng theo thư tín dụng đã phát hành.
11. Bên đề nghị là bên mua, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đề nghị ngân hàng phát hành thư tín dụng.
12. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả ngân hàng, tổ chức tín dụng ở nước ngoài) hoặc cá nhân, cụ thể như sau:
a) Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng phát hành là bên đề nghị;
b) Trong xác nhận thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng xác nhận là ngân hàng phát hành;
c) Trong thương lượng thanh toán, khách hàng của ngân hàng thương lượng là bên thụ hưởng đề nghị ngân hàng thực hiện thương lượng thanh toán;
d) Trong hoàn trả thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng hoàn trả là ngân hàng phát hành;
đ) Trong hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng là bên được ngân hàng cung cấp các dịch vụ, hoặc là bên đề nghị ngân hàng mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng.
13. Tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng là các quy tắc, tập quán, thực hành thống nhất do Phòng Thương mại quốc tế ban hành về thư tín dụng và tập quán thương mại khác không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn.
...
Theo đó, đối với ngân hàng hoàn trả thư tín dụng thì khách hàng là ngân hàng phát hành.
Như vậy, khách hàng của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là tổ chức.
Ngân hàng quyết định hoàn trả thư tín dụng không phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng quyết định hoàn trả thư tín dụng không phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
b) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
c) Có khả năng tài chính để trả nợ.
2. Ngân hàng không phải xem xét điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
3. Trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn trả thư tín dụng bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này) chỉ xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
a) Là tổ chức tín dụng ở nước ngoài là chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng thương mại; là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi, tiền ký quỹ tại chính ngân hàng hoàn trả;
c) Bên thụ hưởng của thư tín dụng là người cư trú.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và bên thụ hưởng là người cư trú.
Như vậy, ngân hàng hoàn trả thư tín dụng quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng không phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng trong trường hợp sau:
- Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Thông tư 21/2024/TT-NHNN thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng được quy định như sau:
(1) Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả:
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày ngân hàng hoàn trả thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng cho đến ngày đến hạn của khoản cấp tín dụng nhưng không vượt quá ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và đảm bảo không vượt quá 01 năm và không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng và khách hàng.
(2) Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả:
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày phát hành cam kết hoàn trả thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?