Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ phải là ngân hàng thương mại như thế nào?
- Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ phải là ngân hàng thương mại như thế nào?
- Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán không?
- Ngân hàng thành viên thanh toán có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ phải là ngân hàng thương mại như thế nào?
Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ là ngân hàng thương mại có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là thành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện chức năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ cho các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp và (hoặc) cho chính mình (theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-BTC).
Và theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN thì Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán không?
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán theo khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán không, thì theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Ngân hàng thành viên thanh toán
...
3. Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
4. Ngân hàng thành viên thanh toán không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều này hoặc bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ bị ngừng tham gia hoạt động thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ cho các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp.
5. Ngân hàng thương mại được đăng ký lại làm ngân hàng thành viên thanh toán sau khi đã chấm dứt tình trạng nêu tại Khoản 4 Điều này.
6. Ngay sau khi ngân hàng thành viên thanh toán bị đặt vào hoặc chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Ngân hàng thương mại đã là ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ sau đó mới bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ bị ngừng tham gia hoạt động thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ cho các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp.
Ngay sau khi ngân hàng thành viên thanh toán bị đặt vào hoặc chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Ngân hàng thành viên thanh toán có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Ngân hàng thành viên thanh toán có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 30/2019/TT-BTC gồm:
- Được chỉ định đầu mối thực hiện chức năng ngân hàng thành viên thanh toán;
- Được đề nghị tổ chức thanh toán tiền gián tiếp phải tuân thủ thỏa thuận về thanh toán giữa các bên và cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện thanh toán giao dịch công cụ nợ;
- Được thu tiền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng thành viên thanh toán có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
- Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian quy định đối với giao dịch công cụ nợ của mình và của các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp;
- Hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch công cụ nợ cho tổ chức thanh toán tiền gián tiếp trong trường hợp tổ chức này bị tạm thời thiếu hụt tiền thanh toán theo thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật;
- Đăng ký thông tin đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
- Kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để nhận thông tin về thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ;
- Tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định về hoạt động thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tuân thủ các quy định về hoạt động thanh toán giao dịch công cụ nợ do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành;
- Tuân thủ chế độ công bố thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?